... Mục đích của chúng tôi, mong muốn đóng góp những hiểu biết của mình về các loài sâu hại cây thực phẩm và thiên địch của chúng giúp cho nhiều đối tượng từ sinh viên đến các bạn đồng nghiệp, các nhà quản lý, các cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân có thêm những thông tin cơ bản nhất về các vấn đề: Hệ thống phân loại, cây chủ và sự phân bố. Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái: đặc điểm sinh học, sinh thái; Thiên địch của các loài. Quy luật phát sinh gây hại của sâu cũng như của thiên địch; Vai trò và khả năng tiêu diệt sâu hại cũng như khả năng nuôi nhân thiên địch. Từ những thông tin này giúp cho việc học tập, nghiên cứu và ứng dụng các kết quả đó vào sản xuất tốt hơn. Đặc biệt thông qua các kết quả nghiên cứu và các ảnh chụp chất lượng cao, sẽ giúp cho các cán bộ kỹ thuật, cán bộ chỉ đạo sản xuất và bà con nông dân dễ dàng nhận biết và phân biệt được đâu là loài gây hại, đâu là loài loài có ích để đưa ra những quyết sách đúng và thông minh nhất có lợi cho mình.
Đọc thêm »
Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014
[Ebooks] - "Giống và kỹ thuật thâm canh cây có củ" - Mai Thạch Hoành, Nguyễn Công Vinh
Cây có củ (Khoai lang, Khoai tây, Sắn, Khoai sọ...) là những cây truyền thống ở nước ta. Theo lịch sử, các cây có củ có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp nước nhà, nhất là đã góp phần lương thực quý giá trong những năm chiến tranh ác liệt.
Trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp với nhiều thành tích đáng kể, nhiều loại cây trồng, giống mới có giá trị dinh dưỡng cao hơn ra đời, mà cây có củ, có những lúc thăng trầm, nếu không nói là bị "lãng quên" trong nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất.
Ngày nay với sự phát triển của công nghiệp chế biến, các cây có củ trở thành nguồn nguyên liệu quý giá cho công nghiệp sản xuất tinh bột, thức ăn gia súc... Nghiên cứu và sản xuất các cây có củ của chúng trong nông nghiệp Việt Nam hiện tại và tương lai.
Cuốn sách "Giống và kỹ thuật thâm canh cây có củ" được xuất bản với sự hợp tác của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Trung tâm nghiên cứu cây có củ, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự ủng hộ và hợp tác quý báu đó.
Đọc thêm »
[Ebooks] - Hỏi đáp về cây nhãn, cây vải - GS. TS Trần Thế Tục
Nông nghiệp và nông thôn nước ta đang tích cực thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa, theo đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng cộng sản Việt Nam. Một trong những hoạt động sản xuất theo hướng trên đây là tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Đọc thêm »
Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014
[Ebooks] - Cẩm nang trồng rau ăn quả an toàn - Trung tâm KNHCM
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố công nghiệp và đông dân nhất nước, trong những năm qua thành phố tập trung phát triển vành đai xanh ở các quận ven và huyện ngoại thành như: Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Quận 12, với diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 10.000 ha với sản lượng hơn 200.000 tấn/năm, rau được tập trung sản xuất vào mùa khô nhất là rau ăn quả.
Rau ăn quả dễ bị nhiễm một số độc chất về dư lượng thuốc BVTV, kim loại năng, nitrate, các vi trùng và ký sinh trùng. Dư lượng thuốc BVTV làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng về bệnh cấp tính và mãn tính. Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng rau lưu thông trên thị trường và các chợ còn khá hạn chế và đã xảy ra một số trường hợp ngộ độc do ăn rau quả bị ô nhiễm các yếu tố độc hại. Vì vậy, việc lựa chọn một giải pháp sản xuất rau an toàn là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu được nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Trước tình hình ô nhiễm thuốc BVTV trên rau ngày càng tăng, từ năm 1996 thành phố có chủ trương triển khai chương trình sản xuất rau an toàn trên địa bàn. thành phố đã và đang đạt được một số kết quả trong công tác khuyến nông, tuyên truyền, vận động hướng dẫn kỹ thuật cho người sản xuất và người tiêu dùng về rau an toàn. Trước yêu cầu thực tế đó, Trung tâm khuyến nông TP. Hồ Chí Minh biên soạn cuốn cẩm nang "Trồng rau ăn quả an toàn".
[Ebooks] - Cẩm nang Trồng cây chùm ngây - Trung tâm KNHCM
Như chúng ta đã biết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các đô thị nước ta hiện nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ của mỗi người. Khoa học và công nghệ đã đem nhiều lợi ích cho nhà nông, giúp họ tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; nhưng, cũng không tránh khỏi một số sản phẩm chưa đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Sản xuất và sử dụng sản phẩm nông nghiệp an toàn, sạch là một hướng đi đúng đắn mà ngành nông nghiệp luôn phải gắn đến.
Cây chùm ngây (Moringa oleifera Lamk.) thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae); có mặt ở Việt Nam từ lâu đời (mọc hoang nhiều ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận) nhưng vài chục năm trở lại đây người ta nghiên cứu thấy nó có nhiều tác dụng đặc biệt nên tưởng là cây mới du nhập. Lá ăn được như rau, quả dùng làm bột cà ri; dầu từ hạt ăn được. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamin, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics. Ngoài ra, chùm ngây còn cung cấp một hỗn hợp pha trộn nhiều hợp chất như zeatin, quercetin, beta-sitosterol và kaempferol, rất hiếm gặp tại các loài cây khác.
Đọc thêm »
[Ebooks] - Cẩm nang - Trồng rau muống nước an toàn - Trung tâm KNHCM
Rau muống nước là cây rau thủy sinh dễ trồng, thích hợp ở những vùng đất trũng, chân đất trồng lúa. Rau muống nước có thời gian sinh trưởng ngắn, hiệu quả kinh tế cao. Diện tích rau muống nước của thành phố đến nay có khoảng 508.4 ha, chiếm 25.5% diện tích sản xuất rau các loại, tập trung chủ yếu ở Quận 12, Hóc Môn, Củ Chi. Sản lượng đạt khoảng 80.000 tấn/năm.
Thời gian qua, do chạy theo lợi nhuận, nhiều hộ nông dân vẫn còn bón phân, sử dụng thuốc BVTV tùy tiện dựa theo cảm tính và lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng, không đảm bảo thời gian cách ly đã tạo ra những sản phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014
[Ebooks] - CN Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc một số cây ăn trái và hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất trong nông hộ, tổ, nhóm nông dân
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp, khoa học kỹ thuật lớn nhất nước. Trong nhiều năm qua, Thành phố tập trung phát triển vành đai xanh tại các quận ven, các huyện ngoại thành. Hiện nay, diện tích vườn cây ăn trái TP.Hồ Chí Minh còn khoảng 7.200 ha. Trong đó, ven sông Sài Gòn và ven sông Đồng Nai có hơn 3.000 ha, chiếm hơn 40% diện tích cây ăn trái toàn thành phố.
Với mục tiêu xây dựng huyện Củ Chi trở thành một vùng nông thôn hiện đại, phát triển sản xuất, kết hợp du lịch sinh thái, vui chơi giải trí mang bản sắc văn hóa của vùng đất thép thành đồng, Bộ NN và PTNT phối hợp với Tập đoàn Chifon thực hiện dự án phát triển nông thôn mới tại Củ Chi trong 3 năm 2008-2010.
[Ebooks] - Cẩm nang trồng măng tây - Trung tâm khuyến nông TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố công nghiệp và đông dân nhất nước, trong những năm qua thành phố tập trung phát triển vành đanh rau xanh ở các quận ven và huyện ngoại thành như: Quận 12, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, với diện tích canh tác rau hàng năm khoảng 3.600 ha, sản lượng 280.000 tấn/năm. Rau được sản xuất quanh năm, chủng loại đa dạng. Nhu cầu rau xanh phục vụ cho người dân thành phố rất lớn, nếu chỉ tính mức tiêu thụ bình quân hiện nay là 90 kg/đầu người thì lượng rau cần thiết mỗi năm là 600.000 - 650.000 tấn. Nhưng, khả năng sản xuất rau với diện tích trên chỉ mới giải quyết được khoảng 30% nhu cầu, số còn lại phải nhập từ các tỉnh lân cận.
Rau cao cấp và an toàn là nhu cầu cấp bách nhằm đảm bảo sức khỏe con người và vì sự an toàn của môi trường sống hiện đại. Hiện nay, tại tỉnh Lâm Đồng và TP. Hồ Chí Minh đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất rau cao cấp với một số loại hình đạt hiệu quả cao như nhà lưới, rau thủy canh, rau mầm, trong đó mô hình trồng cây măng tây khá thuận lợi trong điều kiện sản xuất nông nghiệp đô thị.
Đọc thêm »
[Ebooks] - Phương pháp phân tích đất - nước - phân bón - cây trồng" - Lê Văn Khoa - NXBGD
Thể theo yêu cầu và nguyện vọng của đông đảo bạn đọc, thầy giáo và sinh viên ở nhiều trường đại học, chúng tôi chỉnh lý bổ sung và tái bản cuốn sách "Phương pháp phân tích đất - nước - phân bón - cây trồng" đã được NXB Giáo dục xuất bản lần đầu tiên vào năm 1996. Cuốn sách cung cấp tới bạn đọc các phương pháp phân tích thường được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm ở Việt Nam và trên thế giới.
Sách không chỉ là tài liệu học tập cho sinh viên các chuyên ngành sinh học, các nhà khoa học Trái đất, môi trường, nông lâm nghiệp mà còn là tài liệu tham khảo cho các cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc các chuyên ngành trên ở các trường, các viện nghiên cứu, các sở NN và PTNT, sở KHCN và MT.
Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014
[Ebooks] - Công nghệ sinh học trong nông nghiệp - Nguyễn Ngọc Hải
Công nghệ sinh học là một trong số những công nghệ mũi nhọn đang được toàn thế giới quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có nghị quyết số 18/CP ngày 11 tháng 3 năm 1991 để chỉ đạo sự phát triển Công nghệ sinh học ở nước ta đến năm 2010.
Để đáp ứng một số nhu cầu của bạn đọc là cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, cán bộ hoạch định chính sách, cán bộ nghiên cứu - ứng dụng công nghệ sinh học và sinh viên các trường đại học có liên quan, tập sách nhỏ này cố gắng hệ thống hóa các khái niệm, phương pháp và kỹ thuật của công nghệ sinh học trong nông nghiệp đang phổ biến trên thế giới và nước ta.
[Ebooks] -Công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch - TS. Trần Văn Chương - NXBNN
Sách trình bày công nghệ bảo quản chế biến một số sản phẩm nông nghiệp như: chè, cà phê, đậu đỗ, lạc, chôm chôm, cam, mơ, mận, đào, dâu xiêm, dâu tây, xoài, hồng, mận, ổi, sầu riêng...
Một số biện pháp phổ biến trong công nghệ bảo quản chế biến được trình bày là: thu hoạch, cắt tỉa, làm sạch, đóng gói, vận chuyển và bảo quản.
Đọc thêm »
[Ebooks] - Sâu bệnh hại cây trồng - tập 4 - 101 câu hỏi trong sản xuất nông nghiệp - ThS. Trần Văn Hòa - NXB Trẻ
Thật ra năng suất của một loại cây trồng cao là bao nhiêu mà thấp là bao nhiêu, chúng ta khó biết một cách chính xác. Thường thì năng suất được cấu thành bởi hai yếu tố: nội tại và ngoại lai, tức là do các yếu tố di truyền bên trong là giống và các điều kiện ngoại cảnh mà chúng ta cung cấp cho nó sống và phát triển.
Một trong những yếu tố ngoại cảnh quan trọng nhất, đó là việc bảo vệ các cây trồng chống lại sự tàn phá của sâu bệnh. Sự tàn phá mà hậu quả đem lại rất khốc liệt và có thể làm mất năng suất từ 30 - 90% hay thậm chí có khi mất trắng. Như vậy, việc bảo vệ chống lại sâu bệnh để giữ gìn năng suất là một điều kiện bức thiết phải có, nhưng phải bảo vệ như thế nào?
[Ebooks] - Cây lương thực - Chế biến và bảo quản sau thu hoạch - Nguyễn Thị Hường
Sách trình bày các phần sau: Chế biến và bảo quản sắn, ngôn, đậu tương, khoai sọ, khoai vạc.
Phần 1. Chế biến và bảo quản sắn sau thu hoạch
1. Sử dụng và thu hoạch sắn
2. Chế biến và bảo quản sắn lát
3. Chế biến và bảo quản sắn củ khô (sắn gạc nai).
4. Chế biến và bảo quản tinh bột sắn ướt.
5. Làm bánh sắn
Phần 2. Chế biến và bảo quản ngô sau thu hoạch
1. Thu hoạch và bảo quản ngô bắp
2. Chế biến ngô
3. Các sinh vật hại ngô sau thu hoạch
Phần 3. Câu đậu tương ĐT80
1. Giá trị kinh tế
2. Đặc điểm của giống đậu tương DT80
3. Thời vụ gieo trồng
4. Chăm sóc
5. Phòng trừ sâu bệnh
6. Thu hoạch và bảo quản
7. Những đặc điểm cần chú ý
8. Những phương pháp chế biến đậu tương
Đọc thêm »
Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014
[Ebooks] - Ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng cây ăn quả - Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó
Từ đầu những năm 1980, nhiều nước phát triển, đặc biệt là Mỹ đã dùng công nghệ sinh học để giành ưu thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp: đạt chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ.
Ngày nay, các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng công nghệ sinh học là "sự may mắn" và là yếu tố quan trọng bậc nhất để các nước đang phát triển tranh thủ đón bắt, đuổi kịp trình độ tiên tiến của thế giới. Với đà phát triển này, chỉ trong vòng thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI, nhiều thách đố lớn về khoa học kỹ thuật sẽ được giải đáp và trở thành hiện thực. Người ta dự đoán khoảng 10-15 năm nữa, nhân loại sẽ đạt được đỉnh cao về công nghệ sinh học. Vì vậy, các nhà khoa học đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cùng tham gia nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng những thành quả của công nghệ sinh học vào lĩnh vực nông nghiệp.
[Ebooks] - Tự điển thảo mộc dược học- DS. Trần Việt Hưng
- VRS trân trọng giới thiệu với các bạn cuốn: "Tự điển thảo mộc dược học" do Dược sĩ Trần Việt Hưng biên soạn. Cuốn tự điển này được biên soạn nhằm mục đích tra cứu nhanh thông tin cho bạn đọc những cây thuốc, cây hoa, lá quanh nhà.
- Cuốn tự điển này chỉ mang tính chất tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập. Tuyệt đối không tự ý sử dụng những thông tin trong tài liệu vào việc chữa trị bệnh cho người bệnh. Tác giả không chịu trách nhiệm trước việc tự ý áp dụng của bạn đọc. Mong bạn đọc hết sức lưu ý.
[Ebooks] - Giáo trình mô đun - Trồng rau nhóm ăn củ - Bộ NN&PTNT
Giáo trình "Trồng rau nhóm ăn củ" giới thiệu khái quát về kỹ thuật tạo cây giống, trồng ra ruộng sản xuất với các kỹ thuật làm đất, xử lý hạt giống, gieo hạt giống, trồng cây đúng khoản cách, mật độ bón phân, chăm sóc và quản lý dịch hại.
Cuốn sách trình bày ba phần cơ bản sau:
1. Phần 1: Sản xuất cà rốt an toàn.
Phần này sách sẽ trình bày về quy trình sản xuất cà rốt an toàn:
- Thời vụ trồng
- Chọn giống
- Các biện pháp xử lý hạt giống
- Cách gieo hạt
- Chuẩn bị đất trồng, mật độ, khoảng cách trồng
- Cách trồng, chăm sóc, bón phân
- Các biện pháp quản lý dịch hại trên cây cà rốt
- Thu hoạch...
[Ebooks] - Giáo trình mô đun - Trồng rau nhóm ăn quả - Bộ NN&PTNT
Giáo trình "Trồng rau nhóm ăn quả" giới thiệu khái quát về kỹ thuật tạo cây giống, trồng ra ruộng sản xuất với các kỹ thuật làm đất, xử lý hạt giống, gieo hạt giống, trồng cây đúng khoản cách, mật độ bón phân, chăm sóc và quản lý dịch hại.
Cuốn sách trình bày ba phần cơ bản sau:
1. Phần 1: Sản xuất cà chua an toàn.
Phần này sách sẽ trình bày về quy trình sản xuất cà chua an toàn:
- Thời vụ trồng
- Chọn giống
- Các biện pháp xử lý hạt giống
- Cách gieo hạt
- Chuẩn bị đất trồng, mật độ, khoảng cách trồng
- Cách trồng, chăm sóc, bón phân
- Các biện pháp quản lý dịch hại trên cây cà chua
- Thu hoạch...
[Ebooks] - Giáo trình mô đun - Trồng rau nhóm ăn lá - Bộ NN&PTNT
Giáo trình "Trồng rau nhóm ăn lá" giới thiệu khái quát về kỹ thuật tạo cây giống, trồng ra ruộng sản xuất với các kỹ thuật làm đất, xử lý hạt giống, gieo hạt giống, trồng cây đúng khoản cách, mật độ bón phân, chăm sóc và quản lý dịch hại.
Cuốn sách trình bày ba phần cơ bản sau:
1. Phần 1: Sản xuất bắp cải an toàn.
Phần này sách sẽ trình bày về quy trình sản xuất bắp cải sao cho an toàn:
- Thời vụ trồng
- Chọn giống
- Các biện pháp xử lý hạt giống
- Cách gieo hạt
- Chuẩn bị đất trồng, mật độ, khoảng cách trồng
- Cách trồng, chăm sóc, bón phân
- Các biện pháp quản lý dịch hại trên cây bắp cải
- Thu hoạch...
[Ebooks] - Cây thức ăn gia súc giàu chất dinh dưỡng - Nhiều tác giả
Đã từ lâu, ngành chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta. Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi, nhân dân ta thường dùng nhiều cách để tăng năng suất, trong đó phổ biến nhất là phương pháp tăng năng suất bằng thức ăn.
Để giúp bà con nông dân hiểu biết rõ hơn và sử dụng có hiệu quả thức ăn gia súc, chúng tôi đã tiến hành biên soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu đáng tin cậy giới thiệu tới bạn đọc 39 loại cây thức ăn gia súc dễ kiếm, dễ chế biến và giàu chất dinh dưỡng.
Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014
CHẬU BƠ CẢNH DỄ THƯƠNG TRỒNG TỪ HẠT
Hãy tận dụng hạt bơ để trồng cho mình những chậu cảnh thật đáng yêu đặt trong nhà nhé.
Dụng cụ: 1 quả bơ, tăm, bát hoặc hộp to hơn hạt quả bơ, chậu cây.
Cách trồng:
Bước 1: Nhẹ nhàng bổ đôi quả bơ để lấy hạt ra. Chú ý xác định phần trên và phần dưới của hạt: Phần trên là phần gần với núm của quả bơ còn phần dưới là ở đầu ngược lại.
Bước 2: Bóc bỏ phần vỏ ngoài của hạt quả bơ rồi xiên 3 que tăm cách đều nhau vào giữa hạt.
Bước 3: Ngâm hạt bơ vào nước sao cho nước chỉ tiếp xúc với phần dưới của hạt và ngập đến khoảng nửa hạt. Phần trên của hạt cần giữ khô ráo.
Bước 4: Để hạt bơ ở nơi khô thoáng, có ánh sáng mặt trời. Sau khoảng 5 ngày, thay nước cho bơ 1 lần.
Bước 5: Nếu hạt tốt, mầm sẽ bắt đầu mọc sau khoảng 2 - 4 tuần hoặc không thì sẽ phải mất 8 tuần. Lúc này, cần giữ cho rễ cây lúc nào cũng ngập trong nước.
Bước 6: Khi thân cây đã cao được khoảng 15cm thì cắt ngắn thân còn khoảng 8cm. Điều này sẽ giúp cây tăng trưởng tốt hơn.
Bước 7: Khi cây mọc trở lại đến khoảng 15cm thì chuyển cây sang trồng vào đất.
Một số lưu ý:
Khi hạt mới nảy mầm, bạn đã có thể dùng để trang trí.
Cây bơ rất ưa ánh sáng.
Nếu lá cây ngả vàng, bạn chú ý điều chỉnh lượng nước tưới vào cây ít đi.
Nếu thích cây ra lá xum xuê thì khi cây mọc được 2 hàng lá, các bạn ngắt bỏ 2 lá ở trên cùng đi nhé!
CÁCH TRỊ SÂU BỆNH CHO CÂY TRỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN
Ngoài tỏi, ớt, bạn có thể dễ dàng chế tạo thuốc trừ sâu từ vỏ trứng, nước rửa chén...
1. Thuốc trừ sâu từ nước rửa chén và bột thực vật
Theo nghiên cứu, các loại xà phòng được chế từ dầu thực vật có hiệu quả diệt trừ côn trùng rất hiệu quả, đặc biệt ở dạng xịt phun mù, áp dụng cho các loại rau xanh.
Hiện nay các nhà vườn sử dụng nước xà bông rửa chén hiệu Mỹ Hảo (1ml/ pha 1 lít nước sạch) bổ sung thêm bột ớt, bột quế hoặc bột tỏi là có khả năng diệt rầy, rệp, muỗi, nhện rất hiệu quả.
2. Thuốc trừ sâu sản xuất từ tỏi
Đây được coi là sản phẩm diệt sâu rất tốt, nhất là các loại sâu ăn lá, phù hợp cho các loại rau thơm, gia vị, rau ăn lá.
Cách làm: Dùng 2, 3 củ tỏi to, bóc sạch vỏ, giã nghiền nát sau đó pha với 2 cốc nước, ngâm 1 ngày sau đó lấy ra lọc lấy nước cốt, pha với 4 lít nước, cho vào bình phun cho các loại rau.
Trên thị trường có bán sản phẩm bột tỏi để dùng như thuốc BVTV vừa dễ sử dụng vừa an toàn cho rau xanh.
3. Thuốc trừ sâu sản xuất từ lá cà chua
Trong lá cà chua có chứa nhiều Alkaloids, một loại hóa chất có tác dụng diệt và đuổi côn trùng rất hiệu quả, nhất là rệp vừng, bướm đêm, sâu rầy, bù lạch…
Cách làm: Dùng khoảng 2 bát lá cà chua nghiền nát ngâm với 2 cốc nước qua đêm.
Sáng ra gạn lấy nước trong, pha thêm 2 cốc nước rồi đem phun vào cây trồng, nhất là loại rau thơm, gia vị.
4. Vỏ trứng vừa làm phân bón, vừa làm thuốc trừ sâu
Vỏ trứng có rất nhiều tác dụng, trong đó có cả tác dụng làm phân bón và thuốc trừ sâu.
Cách làm: Vỏ trứng đem nghiền nát. Sau đó, chọc lỗ vào gốc cây và cho bột vỏ trứng vào hoặc cũng có thể rắc bột vỏ trứng quanh gốc cây.
Bột vỏ trứng không chỉ có tác dụng làm phân bón mà còn có tác dụng đuổi sâu bệnh, kể cả ốc sên và các loại côn trùng có hại cho cây trồng. Phù hợp với các loại cây như cà chua, ớt, cà tím.
5. Thuốc diệt sâu bọ sản xuất từ ớt cay
Các loại ớt tươi chín không chỉ là thực phẩm, thuốc chữa bệnh mà còn có tác dụng diệt trừ sâu bệnh.
Đây là loại thuốc diệt sâu tự chế, mang tính thân thiện, dễ làm, rẻ tiền và hiệu quả.
Cách làm: Dùng 6 - 10 quả ớt chín tươi cay, nghiền nát trong máy ở tốc độ cao khoảng 1 - 2 phút.
Sau đó, ngâm bột ớt xay qua đêm, đến sáng hôm sau lọc kỹ lấy nước pha thêm 1 lít nước và phun cho các loại cây ăn quả, rau thơm gia vị, đặc biệt là sau khi mưa.
Có thể pha thêm với vài củ hành giả nhuyễn để tăng thêm hiệu lực thuốc.
Ngoài ra có thể tận dụng vỏ trái cây có chứa tinh dầu như cam, bưởi, quít để dưới mặt chậu cũng giúp xua đuổi côn trùng.
Theo Agriviet.com
KHU VƯỜN TOÀN RAU 'ĐỘC, LẠ' GIỮA THỦ ĐÔ
Sau bao công sức trồng, tìm tòi, bà Hoa (ngõ 144 phố Quan Nhân, Hà Nội) đã tạo cho mình một vườn rau mới lạ.
Theo Eva.vn, vườn rau được bà Hoa đặt trên sân thượng với đầy đủ các loại rau muống, rau cải, ngót, cho đến các loại rau thơm, đậu, củ quả….
Không những thế, ẩn trong khu vườn ấy, còn có những loại cây hết sức độc đáo:
Rau ngót Nhật: Không tuốt cây như rau ngót thường
Rau ngót Nhật có vị hơi lạ nhưng ngon và ngọt hơn rau ngót thông thường. Để thu hoạch loại rau này, người ta sẽ nhặt nó thay vì tuốt lá.
Rau ngót Nhật thường được dùng để nấu với tôm khô, cua đồng hoặc xay nấu cháo cho trẻ em, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.
Rau húng lai
Đây là một loại húng lai mà trong một lần về quê (ở chùa Hương) bà Hoa tình cờ xin được.
Cây có mùi vị thơm đặc trưng và có sức sống vượt trội hơn hẳn các loại húng khác trong vườn (các loại húng khác thường chỉ sống qua một mùa).
Hiện bà Hoa đã trồng đến năm thứ ba. Cây húng lai sống khỏe qua mọi thời tiết, từ mùa đông lạnh cắt cho đến mùa hè nắng cháy da và càng được ngắt, cây càng phát triển nhiều hơn so với lứa đầu.
Củ cải đường
Đây là một loại cây mà bà Hoa nhờ mua hạt giống tận bên Áo.
Củ cải đỏ có rất nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống đột quỵ, tốt cho tim, gan và phòng chống ung thư.
Bà Hoa chỉ trồng được củ cải đỏ vào mùa đông vì cây hợp với khí hậu lạnh của châu Âu.
Đây là loại cây khá khó trồng, thường dễ bị sâu và mỗi lần như vậy, bà Hoa thường phải tự tay vạch lá và bắt từng con sâu một.
Rau lá cẩm
Cây lá cẩm thường được dùng để nấu xôi, làm bánh chưng, bánh tét, nhiều loại bánh như bánh nướng, bánh dẻo và tạo màu thực phẩm.
Điều đặc biệt nữa là 2 loại cẩm tím và cẩm đỏ hình thức giống hệt nhau nên nếu không trồng riêng thì nhìn sẽ không phân biệt được đâu là cây cẩm tím vào đâu là cây cẩm đỏ.
Lá mắc mật - Đặc sản của dân tộc vùng cao
Bà Hoa đem cả nét đặc sản của những dân tộc vùng cao về khu vườn của mình - lá mắc mật, loại lá chuyên làm nguyên liệu cho những món thịt nướng.
Cóc Thái
Rất nhiều người sẽ nhầm lẫn đây là quả dâu da. Thực tế đây là quả cóc Thái đang lớn, một loại cây thân mộc.
Giống cây nhiều công dụng này được bà Hoa kỳ công chuyển từ Sài Gòn ra. Lá cây cóc thường được dùng trong các món gỏi cuốn của dân Nam bộ.
Ngoài lá cóc Thái ra, quả của loài cây này vốn là một trái cây dinh dưỡng khi ép nước làm sinh tố hay một món quà vặt ngon bổ rẻ với món cóc dầm, ngâm chua cay.
Rau đắng
Sẽ thật thiếu sót khi ăn lẩu cá kèo mà thiếu mất vị rau này, cây rau đắng, một loại cây giúp giải nhiệt và giúp giảm cân khá hiệu quả.
Ngoài ra, khi kết hợp với những trái cóc Thái trên, rau đắng có thể chế biến thành món gỏi cóc tôm khô khó có thể bỏ qua.
Cây chùm ngây
Chùm ngây còn được gọi là 'Cây thần dược', 'Cây độ sinh' hay 'Tiên Đan trường sinh' của người Philippines.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì loại rau này chứa vitamin C hơn cam 7 lần, vitamin A hơn cà rốt 4 lần, canxi gấp 4 lần sữa.
Quả lặc lày (mướp Nhật)
Là loại mướp rừng (hay còn gọi là quả mướp Nhật), cây lặc lày vốn thường chỉ được trồng ở vùng núi Tây Bắc và còn lạ lẫm với khá nhiều người.
Cây sung 14 năm tuổi
Sung vốn không hề xa lạ với mọi người, nhưng việc trồng loại cây này tại nhà thì không phải ai cũng nghĩ đến vì đây là loại cây trồng lâu năm và chiếm khá nhiều diện tích.
Cây sung này đã được bà Hoa trồng trong 14 năm, từ khi cây cao chưa đầy 1m và cho đến bây giờ đã hơn 10m.
Cứ đến mùa, cây sung luôn trĩu quả như vậy, cho ra đến hàng chục cân mỗi khi bà Hoa thu hoạch.
Cây sương sâm: Mọi bộ phận của cây đều có công dụng
Bà Hoa phải nhờ mua loại cây này từ trong TP HCM.
Cũng giống như cây chùm ngây, cây sương sâm khá khó trồng, song bù lại, mọi bộ phận của cây đều có những công dụng nhất định, từ dây, lá cho đến rễ cây.
Thi thoảng, bà Hoa dùng lá loại cây này để làm thạch cho các cháu ở nhà ăn, vừa mát lại vừa có tính giải nhiệt cao, đặc biệt hiệu quả với những người mắc các bệnh về gan.
Khi được hỏi về lý do tại sao lại chọn trồng những loại cây, rau độc đáo này, bà Hoa dí dỏm:
'Những loại rau hàng ngày thì dùng để chế biến các món ăn bình dân, nhưng để làm được những món đặc sản thì cần phải có những nguyên liệu đặc biệt, ngoài chợ chắc gì đã có, mà có chắc giá trên trời mất!'.
Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014
BỨC HỌA TRÊN CÁNH ĐỒNG NHẬT BẢN
Ngôi làng Inakadate, nằm gần thành phố Hirosaki ở quận Aomori của Nhật Bản nổi tiếng với những bức họa trên cánh đồng độc đáo, đầy tính nghệ thuật. Hàng năm, những cánh đồng nghệ thuật ở đây thu hút hơn 200.000 lượt du khách tham quan.
Làng Inakadate, nằm gần thành phố Hirosaki ở quận Aomori của Nhật Bản, là một trong số ít nơi trên thế giới kết hợp hoàn hảo canh tác và nghệ thuật. Ngôi làng này trở nên nổi tiếng bởi những cánh đồng đầy tính nghệ thuật. Nhờ những bức họa trên cánh đồng vừa độc đáo, vừa đa dạng, ngôi làng này thu hút hơn 200.000 khách du lịch một năm.
Làng Inakadate, nằm gần thành phố Hirosaki ở quận Aomori của Nhật Bản, là một trong số ít nơi trên thế giới kết hợp hoàn hảo canh tác và nghệ thuật. Ngôi làng này trở nên nổi tiếng bởi những cánh đồng đầy tính nghệ thuật. Nhờ những bức họa trên cánh đồng vừa độc đáo, vừa đa dạng, ngôi làng này thu hút hơn 200.000 khách du lịch một năm.
Trong nhiều thế kỷ, nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của người dân Inakadate. Với dân số chỉ vỏn vẹn 8.000 người, diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ở ngôi làng này cao hơn nhiều so với các vùng khác tại Nhật Bản. Diện tích những cánh đồng lúa chiếm 50% diện tích toàn ngôi làng. Nhờ đất đai màu mỡ, năng suất thu hoạch ở Inakadate luôn cao gấp đôi so với những ngôi làng khác tại Nhật Bản.
Trong những năm 1990, các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng các giống lúa của Inakadate đã tồn tại hơn 2.000 năm nay. Để chào mừng sự kiện này và thu hút khách du lịch, các văn phòng du lịch địa phương ấp ủ một kế hoạch – biến cánh đồng lúa trở thành những tác phẩm nghệ thuật.
Từ năm 1993, ngôi làng Inakadate bắt đầu cung cấp các tour du lịch tham quan đồng lúa, trải nghiệm phương thức trồng lúa truyền thống.
Để tạo ra những cánh đồng lúa đầy tính nghệ thuật như thế này, người nông dân ở đây kết hợp các giống lúa màu sắc với lúa màu xanh truyền thống.
Đặc biệt, các giống lúa ở đây hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng màu nhân tạo. Văn phòng du lịch ở đây còn thuê hẳn họa sĩ để dựng hình bức vẽ trên các cánh đồng. Ban đầu, các mô hình rất đơn giản. Càng về sau, các bức vẽ càng phức tạp và sống động.
Đến nay, các nghệ nhân-nông dân Inakadate đã có thể tái tạo tác phẩm nghệ thuật cổ điển trong lĩnh vực của họ, chẳng hạn như Mona Lisa và Hokusai Katsushika, các biểu tượng nhạc pop và nhân vật lịch sử như Marilyn Monroe và Napoleon Bonaparte, cũng như các chiến binh Nhật Bản, ma quỷ và các vị thần.
Các mẫu thiết kế không bao giờ được lặp lại hai lần. Một trong những thiết kế phức tạp nhất từng được thực hiện là một cảnh trong câu chuyện dân gian Hagoromo – một người nông dân nhặt được chiếc áo lông kỳ diệu của một vũ công. Để dựng hình cho thiết kế này, những người nông dân đã sử dụng tới 10 giống lúa khác nhau.
Theo www.odditycentral.com
Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014
Vườn rau vườn quả, vườn rừng - Trịnh Văn Thịnh - Trung tâm Unesco
"Rau có nhiều loại: rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn quả, rau ăn củ,... Thời gian sinh trưởng của mỗi loại rau một khác: có loại ngắn ngày, có loại dài ngày, có loại trồng một lần ăn nhiều năm. Môi trường sinh sống của mỗi loài rau cũng khác nhau: rau sống ở nơi có nước liền chân, rau sống ở đất cao ráo,...
Có những loại rau rễ ăn nông, có loại rễ ăn sâu; có loại rau thân bò lan mặt đất, có loại rau thân leo; phần lớn các loại rau có thân đứng. Trồng rau, nhìn chung, cần đất tốt, nhiều màu, tầng đất canh tác dày, thoát nước nhanh, có khả năng thấm nước cao (rau trồng cạn), giữ được nước liền chân (rau ở nước).
Muốn có đất thích hợp để trồng rau, phải cải tạo đất:
- Đất nặng, nhiều sét, thì trộn thêm đất cát pha, phù sa, bón nhiều phân hữu cơ.
- Đất nhẹ, thì bón phân hữu cơ, bùn ao...
- Đất chua mặn thì bón vôi khử chua, bón phân hữu cơ và phân NPK hợp lý.
- Đất đồi, dò dốc thì san đất thành ruộng bậc thang.
Đọc thêm »
Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014
RAU MINI (MICROGREENS) - NGUỒN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG SẠCH BỆNH
Microgreens có kích thức nhỏ, là cây non chưa trưởng thành của các loại rau ăn lá, thảo mộc hoặc các loại cây khác và chúng không phải là rau mầm, tùy theo loại rau mà chúng có kích thước từ 1.5 đến 3 inch, bao gồm cả gốc và hai lá mầm phát triển đầy đủ, thường là một cặp rất nhỏ và phát triển một phần lá thật.
Một Microgreens có 1 rễ chính đã được cắt ngay phía trên đất trong quá trình thu hoạch. Microgreens có thể có hương vị đậm đà đáng ngạc nhiên so với kích thước nhỏ của chúng, mặc dù không bằng rau xanh thông thường và các loại thảo mộc.
Nguồn gốc
Microgreens đã được sản xuất đầu tiên tại Hoa Kỳ giữa những năm 1990 bắt đầu ở miền Nam California. Ban đầu, có rất ít giống cung cấp. Các giống cơ bản là rau arugula, Basil, Củ cải đường, Kale, rau mùi và một giống hỗn hợp gọi là Rainbow Mix. Hiện nay đang được trồng ở hầu hết các vùng của nước Mỹ và một số nước khác với số lượng ngày càng tăng cả về diện tích và giống.
Sự khác nhau giữa Microgreen và rau mầm (Sprouts)
Microgreens không phải là rau mầm. Có một số khác biệt quan trọng giữa hai loại rau này.
Hạt giống rau mầm được trồng trong nước hoặc không được trồng trên đất thực sự bao gồm hạt mầm, thân cây và lá mầm chưa phát triển hoàn toàn, Hạt giống được gieo dày đặc bên trong thiết bị nảy mầm. Hạt nảy mầm nhanh chóng do độ ẩm cao duy trì trong thùng. Hạt giống cũng có thể được mọc lên trong túi vải được phun nước thường xuyên (như giá đỗ). Quá trình nảy mầm diễn ra trong điều kiện ánh sáng tối hoặc ánh sáng yếu và cho thu hoạch trong khoảng 6 – 7 ngày, với phương pháp trồng thiếu ánh sáng và độ ẩm quá cao là điều kiện để phát triển các loài vi khuẩn nguy hiểm như vi khuẩn Salmonella và Escherichia coli 0157: (coli e.) H7.
Microgreens rất non nên thường không được khuyến khích để nấu và cần được ăn sống sau khi được rửa sạch, microgreens có thời gian sử dụng 2 – 5 ngày sau khi thu hoạch và chi phí sản xuất cao nên thường được sử dụng trong các nhà hàng cao cấp. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay thì Microgreens có thể được trồng tại nhà một cách dễ dàng.
Các món ăn được làm từ microgreen như salad, hambuger, thêm vào các món ăn như shusi, cơm cuộn, gỏi làm tăng hương vị, dinh dưỡng và kích thích ăn ngon.
Một Microgreens có 1 rễ chính đã được cắt ngay phía trên đất trong quá trình thu hoạch. Microgreens có thể có hương vị đậm đà đáng ngạc nhiên so với kích thước nhỏ của chúng, mặc dù không bằng rau xanh thông thường và các loại thảo mộc.
Nguồn gốc
Microgreens đã được sản xuất đầu tiên tại Hoa Kỳ giữa những năm 1990 bắt đầu ở miền Nam California. Ban đầu, có rất ít giống cung cấp. Các giống cơ bản là rau arugula, Basil, Củ cải đường, Kale, rau mùi và một giống hỗn hợp gọi là Rainbow Mix. Hiện nay đang được trồng ở hầu hết các vùng của nước Mỹ và một số nước khác với số lượng ngày càng tăng cả về diện tích và giống.
Sự khác nhau giữa Microgreen và rau mầm (Sprouts)
Microgreens không phải là rau mầm. Có một số khác biệt quan trọng giữa hai loại rau này.
Rau mầm làm giá |
Rau mầm sắp thu hoạch |
Hạt Microgreen được trồng và phát triển trong đất, than bùn rêu, hoặc các vật liệu sợi khác. Chúng được trồng trong điều kiện ánh sáng cao với độ ẩm thấp và thoáng khí. Mật độ hạt giống thưa hơn rau mầm đủ không gian để cây phát triển. Hầu hết các giống đòi hỏi thời gian 1 – 2 tuần, một số từ 4 – 6 tuần sau khi lá được mở rộng đầy đủ các microgreens bắt đầu cho thu hoạch, chúng được cắt trên bề mặt đất và đóng gói mà không có rễ. Các điều kiện lý tưởng cho việc phát triển microgreens không phù hợp với sự phát triển của mầm bệnh nguy hiểm.
Lợi ích của microgreens
Microgreens được trồng trong ánh sáng mặt trời với nhiều không gian và thoáng khí làm tăng sức đề kháng, phát triển đầy đủ bộ phận dẫn đến nhiều màu sắc và hương vị so với những cây phát triển dưới ánh sáng nhân tạo.
Năm 2012 các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Maryland Cao đẳng nông nghiệp và Tài nguyên (AGNR) và Bộ nông nghiệpHoa Kỳ (USDA) hoàn thành một nghiên cứu để xác định mức độ của chất dinh dưỡng như vitamin C, E, K và beta carotene được tìm thấy trong 25 loại khác nhau của microgreens bao gồm rau mùi tây, cần tây, bắp cải đỏ, cây húng quế và rau arugula. Kết quả cho thấy microgreens chứa nhiều các chất dinh dưỡng hơn từ 4 đến 40 lần so với cây trưởng thành cùng loại.
Microgreen vẫn có thể chứa các vi khuẩn gây hại nếu được trồng không đúng cách và quá trình thu hái không đảm bảo, chúng khó có thể thay thế hoàn toàn các loại rau bình thường vì ít chất xơ ít tạo cảm giác no nhưng để cung cấp vitamin thì Microgreens là một lựa chọn hoàn hảo.
Các món ăn từ microgreens
Các món ăn từ microgreens
Các món ăn được làm từ microgreen như salad, hambuger, thêm vào các món ăn như shusi, cơm cuộn, gỏi làm tăng hương vị, dinh dưỡng và kích thích ăn ngon.
Rau mầm mặc dù giá trị dinh dưỡng gấp 4 - 6 lần so với rau thông thường nhưng được trồng trong điều kiện độ ẩm cao, ánh sáng yếu và không thoáng khí là môi trường tốt cho các loại vi khuẩn có hại phát triển, gây ảnh hưởng cho người sử dụng, thực tế ở các nước phương tây đã xảy ra nhiều vụ chết người do sử dụng rau mầm chứa mầm bệnh, người ta đã kiến nghị giảm số lượng rau mầm được lưu thông trên thị trường, thay vào đó khuyến khích phát triển trồng Microgreens cung cấp cho thị trường vì các đặc điểm tốt của Microgreens như sạch bệnh, giá trị dinh dưỡng cao, có giá trị thẩm mĩ và rất dễ gieo trồng trong quy mô gia đình.
Theo Agriviet
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)