Giá là loại rau mầm siêu sạch, có thời gian làm ngắn nhất, hiệu quả cao nhất, và làm cũng thuộc loại dễ nhất. Còn ngon bổ rẻ thì mọi người đều biết rồi.
Đọc thêm »
Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014
LV - Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến năng suất, chất lượng hoa lily Sorbonne trồng chậu vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại Thái Nguyên
Từ ngàn xưa, cha ông ta đã yêu hoa, chơi hoa và coi nó như món ăn tinh thần vô giá, là người bạn tâm giao. Hoa tượng trưng cho cái đẹp, mỗi loài mang một ý nghĩa khác nhau, chứa đựng một tính cách riêng. Dưới thời phong kiến, nó được dùng như một tiêu chí đánh giá địa vị của con người trong xã hội "vua chơi lan, quan thưởng trà, bậc thế gia chơi cảnh" cho thấy ngay từ ngày xưa hoa, cây cảnh có vị trí lớn đến nhường nào trong đời sống.
Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014
Hướng dẫn nhận biết rau củ quả sạch, an toàn
Điều đáng nói là hầu hết các mặt hàng rau - củ - quả (RCQ) ở các chợ đầu mối, thậm chí cả trong các siêu thị ở TP.HCM đều có tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Phương pháp chế biến thuốc Y học cổ truyền - PGS.TS Phạm Xuân Sinh
Từ trước đến nay, sách hướng dẫn và bào chế thuốc Y học cổ truyền đã có nhiều tác giả biên soạn như:
- Sách bào chế về Y học cổ truyền Trường đại học y khoa Hà Nội.
- Sách về cây thuốc và các vị thuốc nam của giáo sư Đỗ Tất Lợi, lương y Lê Trần Đức, gần đây là tập sách của ông Võ Văn Chi, nói chung đều là những quyển sách quý giúp cho những người làm Y học cổ truyền tham khảo và cũng có phần đóng góp vào sự nghiệp kế thừa phát huy phát triển và nghiên cứu phát triển hai nền y học để xây dựng nền y học Việt Nam mang tính chất khoa học dân tộc đại chúng, phần nào đã đóng góp vào kho tàng dược học cổ truyền của nhân loại.
Đọc thêm »
Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014
LV - Ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến giống đậu tương DT84 và DT12
Cây đậu tương là cây quen thuộc được trồng nhiều ở nước ta và các nước trên thế giới. Vì mọi bộ phận của cây đậu tương đều có giá trị nhất định đốivới con người như mang lại lợi ích kinh tế, dinh dưỡng và cải tạo đất. Các loại thức ăn được chế biến từ đậu tương rất giàu đạm (40 - 50%), có thể thay thế cho thịt do protein của đậu tương chứa đủ các axit, amin quý không thay thế rõ nhiều vitamin thích hợp với ăn kiêng, ăn chay không kém gì các thực phẩm cao cấp khác, không bị ảnh hưởng bởi các chất hoá học, các loại phụ gia nhân tạo cũng như quá trình biến đổi gen (hay còn gọi là thực phẩm chuyển gen (GM) gây ra (Theo Norman AG, 1967).
Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014
Dược trà dưỡng sinh - Nguyễn Văn Đàn - Vũ Xuân Quang - Ngô Ngọc Khuyến
Đời sống vật thể và phi vật thể của nhân dân nhất là nhân dân lao động, càng ngày càng được nâng cao. Những năm cuối thế kỷ XX, bên cạnh những phương pháp tiên tiến của khoa học thực nghiệm hiện đại, các nhà nghiên cứu qua thực tế sinh hoạt, qua quá trình phát triển không ngừng của phương pháp luận, trong nhận thức thiên nhiên và nhân sinh, từng bước đã dần dần thấy được giá trị khoa học, giá trị thực tế của văn hoá dân tộc, của y dược cổ truyền, trong sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ của nhân dân.
Kinh nghiệm trồng điều theo phương pháp mới - Việt Chương - Nguyễn Sô
Cây Điều bắt đầu được biết đến như một loại cây trồng có giá trị kinh tế ở nước ta mới chỉ trong vòng hơn 25 năm trở lại đây. Cây điều dễ trồng thích hợp trên tất các vùng sinh thái nước ta, vốn đầu tư thấp, tính chịu hạn cao vừa có giá trị thực phẩm, vừa sản xuất được dầu điều, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Sung Mỹ (Fig ficus carica) Một giống cây ăn quả mới ở Việt Nam - TS. Dương Công Kiên
"...Trong một chuyến công tác sang Mỹ, tiến sĩ Trần Linh Thước (Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh) có mang về 3 hom cành sung Mỹ (Fig Ficus Carica) và tặng cho bạn đồng nghiệp của anh là tiến sĩ Dương Công Kiên - một người rất đam mê nghiên cứu nhân giống các loại cây ăn quả. Với số hom cành ít ỏi đó, tiến sĩ Dương Công Kiên đã tiến hành nhân giống bằng phương pháp ghép mắt và kỹ thuật nuôi cấy mô.
Những hiểu biết cơ bản về phân bón - KS. Vũ Đình Cường
Ở bài này KS. Vũ Đình Cường (ksvdc) chia sẻ một số nhận biết cơ bản về phân bón các loại, cũng như cách sử dụng. Mong góp một chút ánh sáng về hiểu biết các loại phân bón giúp mọi người sử dụng hiểu quả và đạt kết quả tốt nhất.
Đọc thêm »
Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014
Kỹ thuật trồng cà và cà chua - GS. Đường Hồng Dật
Tài liệu về Cây cà và cà chua có rất nhiều trên thị trường. Các tài liệu này được viết bởi các nhà khoa học uy tín của Việt Nam như: PGS.TS Tạ Thu Cúc, TS. Phạm Hồng Cúc, TS. Nguyễn Văn Viên, TS. Đỗ Tấn Dũng,.. Một số đã được đăng tải trên VRS để quý bạn đọc tham khảo.
Nay VRS giới thiệu với quý vị và bạn đọc một cuốn sách nữa của GS.TS Đường Hồng Dật. Cuốn sách viết về "Kỹ thuật trồng cà và cà chua". Nhận thêm một cuốn sách, thêm một cách nhìn, thêm một kiến thức,... về cây họ nhà cà. Hy vọng nó sẽ có ích với những ai quan tâm.
Tài liệu được viết thành 2 phần:
Thiết kế VAC cho mọi vùng - PGS.TS Phạm Văn Côn - TS. Phạm Thị Hương
Những năm gần đây cụm từ "Nghề làm VAC ở Việt Nam" đã trở thành quen thuộc với người nông dân ở mọi miền quê. VAC là danh từ mang tính dân dã - nói lên một hệ sinh thái quen thuộc từ lâu đời ở các gia đình nông thôn. Do vậy, tuy VAC là một danh từ mới nhưng không phải là một nghề mới, mà nghề làm VAC ở Việt Nam là một nghề truyền thống lâu đời và là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp
Kỹ thuật trồng mai - Việt Chương
Tập sách "Kỹ Thuật Trồng Mai" đề cập đến cái thú chơi Mai và tìm hiểu cái đẹp đặc sắc của cây Mai ra sao cho người thưởng ngoạn. Đồng thời cũng đề cập đến một số kinh nghiệm kỹ thuật trồng Mai cho người trồng.
Sinh vật hại nông sản trong kho và cách phòng chống - Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó
Sau khi thu hoạch, vấn đề bảo quản nông sản để dự trữ, làm giống cho mùa sau là một vấn đề rất quan trọng, bởi nếu bảo quản không tốt, nông sản sẽ hỏng và biến chất, gây tổn thất rất lớn.
Bên cạnh yếu tố ảnh hưởng của môi trường, ảnh hưởng của sinh vật (mối, mọt, chuột...) với nông sản trong kho là rất lớn. Do đó, biện pháp phòng chống các sinh vật có hại trong bảo quản nông sản luôn là một vấn đề cấp thiết.
Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014
Tiêu chuẩn quốc tế quả đu đủ tươi thương mại
Tiêu chuẩn quốc tế quả đu đủ tươi thương mại
Quả đu đủ |
Để tạo thuận lợi cho việc buôn bán đu đủ tươi trên thế giới và phục vụ người tiêu dùng, Tổ chức Y tế thế giới (FAO) đã xây dựng và công bố tiêu chuẩn quốc tế quả đu đủ tươi thương mại. Tiêu chuẩn này thuộc giai đoạn sau gia công và bao gói quả đu đủ và dùng cho đu đủ ăn tươi. Đu đủ dùng trong công nghiệp chế biến không thuộc tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn chất lượng.
Đọc thêm »Phòng trừ sâu bệnh cho cây họ cam quýt - GS. Vũ Công Hậu
Cây họ cam quýt cùng với nho và chuối là những cây ăn trái trồng nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm sản lượng mỗi loại đạt trên 50 triệu tấn. Một phần chuối, đặc biệt ở châu Phi, là chuối bột dùng ăn thay cơm, khoai, mì... Một phần khá lớn nho dùng để làm rượu vang, chỉ có cam, quýt, bưởi, chanh được sử dụng toàn bộ như trái cây, cung cấp chất khoáng, vitamin cho cơ thể. Theo nghĩa đó có thể nói trái cây họ cam quýt được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Nho chỉ trồng ở nước ôn, á nhiệt đới. Cây họ cam quýt thì trồng cả ở vùng ôn đới nóng, á nhiệt đới và nhiệt đới. Do diện tích trồng rất rộng việc phổ biến trao đổi giống xảy ra thường xuyên nên sâu bệnh cũng được lan truyền cùng với sự trao đổi hạt giống và cây giống.
Kỹ thuật canh tác cây ăn trái - Cây táo - Nguyễn Danh Vàn
Bộ sách “Kỹ thuật canh tác cây ăn trái” gồm nhiều quyển, mỗi quyển giới thiệu về kỹ thuật canh tác một loại cây ăn trái đang được trồng nhiều ở nước ta như cây bưởi, cây cam quýt, cây chuối, cây đu đủ, cây nhãn, cây táo, cây thanh long, cây xoài, cây sapô, cây sầu riêng.
Sách viết dễ hiểu và hết sức cụ thể đối với từng biện pháp kỹ thuật, có tính chất cầm tay chỉ việc đối với từng biện pháp kỹ thuật. Bộ sách là một tài liệu hướng dẫn kỹ thuật thiết thực cho bà con nhà vườn đồng thời là một tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật và những ai quan tâm đến lĩnh vực sản xuất cây ăn trái…
Trong bài viết này, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc về "Cây táo".
Đọc thêm »
Kỹ thuật trồng bonsai - Trần Văn Huân - Văn Tích Lượm biên dịch
Việc trồng cây kiểng bonsai ngày nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn trong ý nghĩa sâu xa của nó. Trồng bonsai là kết quả cuối cùng qua nhiều giai đoạn - làm vườn, kỹ thuật chuyên môn, nghệ thuật và triết học - tất cả các mặt này được kết hợp chặt chẽ đến nước thiếu một trong các yếu tố trên có thể làm cho toàn bộ quá trình mất đi sự hoàn hảo mà đây chính là mục đích của sự say mê.
Mỗi cây bonsai đều có nhu cầu riêng, thay đổi tuỳ vùng khí hậu và phải được chăm sóc với kỹ thuật chuyên biệt. Ngoài các yếu tố này, người trồng cây phải có óc thẩm mỹ và phải biểu lộ sự yêu thuwong và trân trọng đối với cây trồng theo quan niệm triết học của Phương Đông. Như thế, cây không chỉ được xem như một thực thể, mà còn là một phần của vũ trục với đời sống tinh thần riêng.
Cây đậu xanh - Kỹ thuật thâm canh và biện pháp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm - GS. Đường Hồng Dật
Đậu xanh là loài cây trồng quen thuộc đối với nhân dân ta từ những ngày xa xưa. Nhiều tài liệu cho biết là người nông dân biết đến cây đậu xanh cùng thời với cây lúa nước. Có tài liệu còn cho rằng, nông dân nước ta đã trồng đậu xanh trước khi biết trồng lúa.
Đậu xanh cùng với nông dân nước đi suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, nên rất nhiều ân nghĩa. Đậu xanh cùng với gạo nếp đã được sử dụng từ thời các vua Hùng dựng nước với bánh chưng, bánh dày trong sự tích dân gian.
Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014
Trồng cây ăn quả ở Việt Nam - GS. TS Vũ Công Hậu
"Trồng cây ăn quả ở Việt Nam" là cuốn sách cuối cùng của Giáo sư Vũ Công Hậu. Sau khi giao bản thảo cho Nhà xuất bản Nông nghiệp vào ngày 30-6-1996, Giáo sư đã đi thăm một loạt vườn cây ăn trái ở đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Trở về Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo sư lâm bệnh đột ngột và qua đời vào ngày 31-7-1996. Tác phẩm cuối cùng của Giáo sư vừa có tính khoa học cao lại vừa hết sức thiết thực, tên sách vừa khiêm tốn lại vừa giản dị, như chính cuộc đời của Giáo sư, với 79 tuổi thọ, 53 năm gắn bó với khoa học nông nghiệp và người nông dân Việt Nam...
Nghiên cứu sản xuất sử dụng thuốc sâu sinh học đa chức năng cho một số loại cây trồng bằng kỹ thuật công nghệ sinh học - Viện BVTV
Trong những năm gần đây việc nghiên cứu sản xuất và sử dụng các chế phẩm sinh học Bảo vệ thực vật (BVTV) đã được Nhà nước và nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học quan tâm nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc hoá học tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khoẻ cộng đồng và vệ sinh môi trường.
Những chế phẩm sinh học BVTV được tạo ra bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trong sản xuất. Tuy nhiên đây là vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về lực lượng cán bộ khoa học công nghẹ sinh học có trình độ cao, sự tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị và thời gian cũng như quy mô thực hiện để tạo ra được các chế phẩm sinh học BVTV có chất lượng cao ở quy mô công nghiệp.
Phương pháp phòng chống những biến đổi bất lợi trong bảo quản nông sản - Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó - TSKN
Vấn đề bảo quản nông sản, chống những biến đổi bất lợi là một vấn đề rất quan trọng sau thu hoạch bởi lẽ muốn nâng cao đời sống phải tăng năng suất cây trồng song nếu thu hoạch về mà không bảo quản tốt thì sẽ gây nên thiệt hại về kinh tế, lãng phí sức lao động.
Nước ta là một nước bốn mùa quanh năm đều có sản phẩm thu hoạch. Bởi thế yếu tố môi trường cần được đặc biệt chú ý khi bảo quản nông sản.
Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014
Hướng dẫn sử dụng đất đai theo nông nghiệp bền vững - Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó - TSKN
Hiện nay, một nền nông nghiệp bảo đảm được hiệu quả cao và lâu bền, không làm cạn kiệt tài nguyên suy thoái và huỷ hoại môi trường, không tạo ra khoảng cách lớn giữa người giàu và người nghèo, không làm bần cùng hoá nông dân là khái niệm về một nền nông nghiệp bền vững.
Vấn đề nông nghiệp bền vững ở nông thôn nước ta hiện nay đã được đặt ra và có một số triển khai nhất định, chẳng hạn như việc phát triển hệ sinh thái VAC, chương trình dùng phân vi sinh, quản lý tổng hợp sâu bệnh, trồng khoanh và nuôi rừng, xử lý nước và rác thải. Tuy nhiên, nhiều vấn đề tồn tại về ô nhiễm môi trường, lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn là vấn đề nhức nhối ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người nông dân và sức khoẻ cộng đồng.
Đọc thêm »
Vấn đề nông nghiệp bền vững ở nông thôn nước ta hiện nay đã được đặt ra và có một số triển khai nhất định, chẳng hạn như việc phát triển hệ sinh thái VAC, chương trình dùng phân vi sinh, quản lý tổng hợp sâu bệnh, trồng khoanh và nuôi rừng, xử lý nước và rác thải. Tuy nhiên, nhiều vấn đề tồn tại về ô nhiễm môi trường, lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn là vấn đề nhức nhối ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người nông dân và sức khoẻ cộng đồng.
Đọc thêm »
Hướng dẫn áp dụng RVAC ở miền núi - Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó - TSKN
Phát triển nông nghiệp bền vững là mục tiêu chiến lược trong sự phát triển nông nghiệp hiện nay. Một nền nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp phải bảo vệ được môi trường, tạo dựng một môi trường trong lành và sử dụng, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu khí hậu, cây cối, súc vật, đất nước với những nhu cầu của con người.
Đến nay, vấn đề nông nghiệp bền vững đã được xã hội quan tâm. Một số vùng đã hình thành những mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững. Phát triển hệ sinh thái RVAC (Rừng - Vườn - Ao - Chuồng) của đồng bào ở miền núi là ứng ứng dụng một nguyên lý quan trọng của nông nghiệp bền vững. Đó là làm cho mọi thứ đều sinh lợi, không bỏ phí một thứ gì nhằm tận dụng mọi khả năng để cải thiện đời sống.
Nghề làm vườn - Phát triển cây ăn quả ở nước ta - Nhóm các cây ăn quả nhiệt đới có khả năng thích nghi hẹp - GS. Đường Hồng Dật
Cây ăn quả là nhóm cây có nhiều triển vọng phát triển ở nước ta. Điều kiện khí hậu, đất đai, địa thế thích hợp với nhiều loại cây ăn quả, trong đó có những loài quả có thể trở thành đặc sản có giá trị trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Bộ sách "Nghề làm vườn" nhằm góp phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy hoạt động làm vườn nước ta tiến lên bước phát triển mới. Về phát triển "Cây ăn quả" ở nước ta, tác giả giới thiệu trong hai tập này. Các tập khác viết về các sản phẩm khác của Nghề làm vườn sẽ lần lượt ra mắt bạn đọc trong thời gian tới.
Đọc thêm »
Bộ sách "Nghề làm vườn" nhằm góp phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy hoạt động làm vườn nước ta tiến lên bước phát triển mới. Về phát triển "Cây ăn quả" ở nước ta, tác giả giới thiệu trong hai tập này. Các tập khác viết về các sản phẩm khác của Nghề làm vườn sẽ lần lượt ra mắt bạn đọc trong thời gian tới.
Đọc thêm »
BG Kỹ thuật thâm canh một số cây trồng - TS. Bùi Thế Hùng
Người xưa nói: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" => Nước là quan trọng nhất cho sản xuất nông nghiệp. Từ lâu, con người chỉ biết trông chờ vào nguồn nước sông, mùa mưa để có nước trồng trọt nhưng điều này phụ thuộc vào tự nhiên, không có tính đảm bảo và lâu dài, ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp. Biết chủ động và kiểm soát được nguồn nước là bước nhảy vọt trong nông ngiệp giúp khắc phục hạn chế trên, giải quyết và bảo đảm tiến trình nông nghiệp. Nhờ đó mà sản xuất và năng xuất tăng cao, ổn định.
Cỏ dại trong ruộng lúa và biện pháp phòng trừ - KS. Nguyễn Mạnh Chinh - Mai Thành Phụng
Cỏ dại là một trong bốn nhóm dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa, cùng với sâu bệnh và chuột. Thiệt hại do cỏ dại gây ra đối với lúa là rất lớn, như câu tục ngữ xưa đã nói "Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn". Theo thống kê ở các nước trồng lúa châu Á, cỏ dại có thẻ làm giảm tới 60% năng suất lúa, trong đó nhóm cỏ cói lác chiếm trên 50% thiệt hại. Theo Holm LG (1977), cỏ lồng vực đứng hàng thứ ba trong số các loài có gây hại lớn nhất trên thế giới.
Kỹ thuật phòng trừ cỏ dại - Chu Thị Thơm - Phan Thị Lài - Nguyễn Văn Tó
Cỏ dại là loài mọc tự nhiên trên đồng ruộng, vườn tược... Nó có ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cây trồng, gây tốn kém cho chi phí sản xuất.
Đây là loài thực vật có nhiều khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, có tính chống chịu cao với sự khắc nghiệt của khí hậu và thổ nhưỡng nên phòng chống cỏ dại là vấn đề rất khó khăn. Cỏ dại thường gây ra một số tác hại như: tranh chấp ánh sáng, nước và các chất dinh dưỡng, tiết ra những chất gây hại, giảm năng suất và phẩm chất cây trồng, là kí chủ của nhiều loài sâu bệnh, đồng thời gây hại cho gia súc và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Dứa - chuối - đu đủ - KS. Nguyễn Mạnh Chinh - TS. Nguyễn Đăng Nghĩa
Tiếp nối thành công các tập sách trong bộ sách Bác sĩ cây trồng, các tác giả KS. Nguyễn Mạnh Chinh, và TS. Nguyễn Đăng Nghĩa tiếp tục cho ra lò tập sách "Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh DỨA - CHUỐI - ĐU ĐỦ".
Tập sách cũng được viết theo phong cách quen thuộc, mỗi cây đều trình bày các phần chính sau:
- Đặc tính thực vật
- Giống và nhân giống
- Trồng và chăm sóc
- Phòng trừ sâu bệnh.
Đọc thêm »
Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu hữu ích để tham khảo cho các cán bộ khoa học, cán bộ giảng dạy nghiên cứu cũng như bà con nông dân cùng toàn thể những người quan tâm yêu mến các loại cây này.
Kỹ thuật trồng cây trên đất dốc - Kỹ thuật trồng cây có dầu có giá trị kinh tế cao
Đất nước ta chạy dài theo dãy Trường Sơn, nghiêng dần ra biển theo hướng từ Tây sang Đông. Địa hình đất đai tạo nên một thế dốc dần với những dòng chảy kéo trôi phân bón và độ màu mỡ của đất mỗi khi có mưa to. Điều này phần nào hạn chế sự phát triển của nghề làm vườn đang cố gắng thoả mãn thị trường tiêu thụ nông sản phẩm trong và ngoài nước với yêu cầu ngày càng cao cả về chất lượng và số lượng.
Kỹ thuật trồng cây trên đất dốc - Kỹ thuật trồng cây đặc sản hiệu quả kinh tế cao
Đất nước ta chạy dài theo dãy Trường Sơn, nghiêng dần ra biển theo hướng từ Tây sang Đông. Địa hình đất đai tạo nên một thế dốc dần với những dòng chảy kéo trôi phân bón và độ màu mỡ của đất mỗi khi có mưa to. Điều này phần nào hạn chế sự phát triển của nghề làm vườn đang cố gắng thoả mãn thị trường tiêu thụ nông sản phẩm trong và ngoài nước với yêu cầu ngày càng cao cả về chất lượng và số lượng.
Kỹ thuật trồng cây trên đất dốc - Kỹ thuật trồng cây ăn quả - tập 2
Đất nước ta chạy dài theo dãy Trường Sơn, nghiêng dần ra biển theo hướng từ Tây sang Đông. Địa hình đất đai tạo nên một thế dốc dần với những dòng chảy kéo trôi phân bón và độ màu mỡ của đất mỗi khi có mưa to. Điều này phần nào hạn chế sự phát triển của nghề làm vườn đang cố gắng thoả mãn thị trường tiêu thụ nông sản phẩm trong và ngoài nước với yêu cầu ngày càng cao cả về chất lượng và số lượng.
Kỹ thuật trồng cây trên đất dốc - Kỹ thuật trồng cây ăn quả - tập 1
Đất nước ta chạy dài theo dãy Trường Sơn, nghiêng dần ra biển theo hướng từ Tây sang Đông. Địa hình đất đai tạo nên một thế dốc dần với những dòng chảy kéo trôi phân bón và độ màu mỡ của đất mỗi khi có mưa to. Điều này phần nào hạn chế sự phát triển của nghề làm vườn đang cố gắng thoả mãn thị trường tiêu thụ nông sản phẩm trong và ngoài nước với yêu cầu ngày càng cao cả về chất lượng và số lượng.
Những điều cần biết về rầy nâu - PGS.TS Phạm Văn Lầm - TSKN
Rầy nâu đã trở thành một đối tượng dịch hại rất nguy hiểm, luôn là mối đe doạ nghiêm trọng đối với nghề trồng lúa ở châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trước đây nó chỉ là một loài sâu hại thứ yếu ở các nước trồng lúa nhiệt đới châu Á. Cho đến nay, nhiều nhà khoa học cho rằng sự gia tăng tính trầm trọng của rầy nâu liên quan đến kỹ thuật trồng lúa tiên tiến...
BG Kỹ thuật Vườn - ao - chuồng (VAC) - GS. Ngô Thế Dân và GS. TSKH Hà Minh Trung
Phong trào phát triển kinh tế VAC (Vườn – Ao – Chuồng) do Hội Làm vườn Việt Nam đề xuất và vận động, phát triển đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng trong cảnước, đem lại hiệu quả về nhiều mặt. Phát triển kinh tế VAC đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hàng triệu hộ nông dân.
Phong trào làm VAC cũng đã góp phần tích cực vào công cuộc chuyển đối cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sự đa dạng tài nguyên di truyền động thực vật, xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Hiện nay phong trào phát triển VAC đã bước sang giai đoạn mới với việc hình thành các trang trại VAC quy mô lớn, tạo tiền đề cho sản xuất VAC hàng hóa hướng đến thị trường giúp nông dân làm giàu.
Đọc thêm »
Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây điều - KS. Nguyễn Mạnh Chinh - TS. Nguyễn Đăng Nghĩa
Tiếp nối thành công các tập sách trong bộ sách Bác sĩ cây trồng, các tác giả KS. Nguyễn Mạnh Chinh, và TS. Nguyễn Đăng Nghĩa tiếp tục cho ra lò tập sách "Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây điều".
Tập sách cũng được viết theo phong cách quen thuộc, mỗi cây đều trình bày các phần chính sau:
- Đặc tính thực vật
- Giống và nhân giống
- Trồng và chăm sóc
- Phòng trừ sâu bệnh.
Đọc thêm »
Tuyến trùng ký sinh cây ăn quả và biện pháp phòng trừ - Nguyễn Vũ Thanh
Cùng với côn trùng và các vi sinh vật gây bệnh khác, tuyến trùng ký sinh thực vật đã trở thành một trong 3 đối tượng sâu bệnh hại chính ở cây trồng trên thế giới và Việt Nam. Tuyến trùng học ngày nay đã trở thành bộ môn chuyên ngành không thể thiếu ở các trường đại học và cao đẳng có các ngành học như sinh vật học, nông nghiệp, môi trường...
Với mong muốn được cung cấp một số thông tin cơ sở cho những người làm vườn, các nhà khoa học ngành nông nghiệp, các nhà nghiên cứu về truyến trùng của các trường muốn quan tâm và đi sâu nghiên cứu về tuyến trùng ký sinh thực vật, đặc biệt là tuyến sinh ký sinh cây ăn quả, tác giả đã cố gắng tổng hợp các tư liệu của bản thân, của các đồng nghiệp trong nước và nước ngoài để biên soạn tài liệu này.
Phương pháp nhân giống cây ăn quả - Nhiều tác giả
Trong thực tế sản xuất nông nghiệp, nghề tồng cây ăn quả không chỉ cho thu nhập cao mà còn có giá trị tạo cảnh quan đẹp và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Đối với nền nông nghiệp nước ta, việc phát triển cây ăn quả không những đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Phòng trừ sâu bệnh trên một số loại hoa phổ biến - Đặng Văn Đông - Đinh Thị Dinh
Hiện nay hoa là một loại cây trồng được quan tâm trong Chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng của nước ta. Hàng năm có nhiều giống hoa được lai tạo và nhập nội nên chủng loại ngày càng phong phú, diện tích trồng hoa tăng đáng kể.
Do vị trí địa lý nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều, cùng với việc mở rộng diện tích và tăng cường nhiều giống mới kéo theo thành phần, số lượng các loài dịch hại trên các loài hao cũng tăng lên nên dễ hình thành dịch bệnh trong sản xuất. Việc phòng trừ sâu, bệnh trên cây hoa nhằm bảo đảm sự sinh trưởng, phát triển cho năng suất và phẩm chất cũng chưa được nghiên cứu nhiều. Đây là vấn đề khó khăn đối với người trồng hoa, đặc biệt là các địa phương mới chuyển đổi sang trồng hoa. Người dân hầu như tự mầy mò các giải pháp hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc hoá học để đối phó với dịch hại. Vì vậy không những chi phí cho bảo vệ thực vật tăng cao mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.
Đọc thêm »
Do vị trí địa lý nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ và độ ẩm cao, mưa nhiều, cùng với việc mở rộng diện tích và tăng cường nhiều giống mới kéo theo thành phần, số lượng các loài dịch hại trên các loài hao cũng tăng lên nên dễ hình thành dịch bệnh trong sản xuất. Việc phòng trừ sâu, bệnh trên cây hoa nhằm bảo đảm sự sinh trưởng, phát triển cho năng suất và phẩm chất cũng chưa được nghiên cứu nhiều. Đây là vấn đề khó khăn đối với người trồng hoa, đặc biệt là các địa phương mới chuyển đổi sang trồng hoa. Người dân hầu như tự mầy mò các giải pháp hoặc phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc hoá học để đối phó với dịch hại. Vì vậy không những chi phí cho bảo vệ thực vật tăng cao mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.
Đọc thêm »
Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại - Hà Thị Hiến
Cỏ dại luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Bởi cỏ dại gây những tác động không tốt cho cây trồng. Hiểu biết rõ về cỏ dại, nhà nông sẽ quản lý tốt cây trồng bằng những biện pháp phòng trừ cỏ dại thích hợp, có hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí trong sản xuất.
Bên cạnh đó, hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống đa dạng và bền vững (được tự nhiên chọn lọc qua nhiều năm mang những đặc tính di truyền quí hiếm như chịu được điều kiện bất lợi của ngoại cảnh, chống chịu tốt với sâu bệnh, … ) được thay thế dần thành hệ sinh thái mới khiếm khuyết, không bền vững, dễ phát sinh sâu bệnh. Do đó việc nắm vững biện pháp phòng trừ sâu bệnh làm giảm nhẹ thiệt hại do sâu bệnh gây ra, an toàn cho người sử dụng sản phẩm nông nghiệp góp phần vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho xã hội là điều cần thiết.
Đọc thêm »
Bên cạnh đó, hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống đa dạng và bền vững (được tự nhiên chọn lọc qua nhiều năm mang những đặc tính di truyền quí hiếm như chịu được điều kiện bất lợi của ngoại cảnh, chống chịu tốt với sâu bệnh, … ) được thay thế dần thành hệ sinh thái mới khiếm khuyết, không bền vững, dễ phát sinh sâu bệnh. Do đó việc nắm vững biện pháp phòng trừ sâu bệnh làm giảm nhẹ thiệt hại do sâu bệnh gây ra, an toàn cho người sử dụng sản phẩm nông nghiệp góp phần vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho xã hội là điều cần thiết.
Đọc thêm »
Kỹ thuật trồng nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò, nấm hương và mộc nhĩ - GS. Đường Hồng Dật
Nghề trồng nấm ăn ở nước ta đã và đang phát triển. Nhiều hộ nông dân giàu lên nhanh chóng nhờ trồng nấm ăn, đặc biệt trồng nấm mộc nhĩ, nấm sò, nấm rơm.
Việt Nam là nước có điều kiện thuận lợi để phát triển nấm ăn. Đó là nguồn nguyên liệu trồng nấm rơm rạ, thân gỗ, mùn cưa, bã mía... có nhiều trong nông thôn; lực lượng lao động dồi dào, giá công lao động rẻ; điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi để cho nấm phát triển; vốn đầu tư ban đầu để trồng nấm không cao; kỹ thuật trồng nấm không phức tạp; nhu cầu tiêu thụ nấm trong nước và trên thế giới đang tăng nhanh.
Đọc thêm »
Phòng trừ sâu hại bằng công nghệ vi sinh - Chu Thị Thơm - Phan Thị Lài - Nguyễn Văn Tó
Phòng trừ sâu hại thường có nhiều phương pháp. Phòng trừ bằng sinh vật học là phương pháp được chú ý nhiều hơn cả. Khi phòng trừ sâu hại người ta nhấn mạnh đến khả năng khống chế tự nhiên bởi các thiên địch như côn trúng ký sinh, côn trùng ăn thịt, vi sinh vật gây bệnh (nấm, vi khuẩn, virus, nguyên sinh...). Những tác động của con người, chẳng hạn như dùng thuốc trừ sâu... không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái mà còn ảnh hưởng lớn đến khả năng phát dịch của sâu hại.
Đọc thêm »
Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014
Sâu bệnh chính hại cây khoai lang và cách phòng trừ - A. R. Braun và B. Hardy
Từ xa xưa, cây khoai lang đã có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của nước ta. Câu ca dao:
"Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng"
đã khẳng định điều đó.
Ngày nay, cây khoai lang vẫn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, trong việc đảm bảo an toàn lương thực và tăng thu nhập cho nông dân nhiều nơi cả ở đồng bằng, trung du và miền núi. Ở nhiều vùng. Cây khoai lang là cây lương thực tạo nên thu nhập chính cho các hộ nông dân. Người nông dân đã bước đầu áp dụng mọi biện pháp nhằm nâng cao năng suất của và dây lá. Song việc bón quá nhiều đạm, phun lượng thuốc sâu khá lớn để phòng trừ một số loại sâu ăn lá, bọ hà và sâu đục dây đã tạo nên sự mất cân bằng sinh học tự nhiên và ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, việc nâng cao kiến thức cho người sản xuất, áp dụng kỹ thuật hợp lý như đưa giống mới chất lượng củ ngon và sản lượng thân lá cao đồng thời áp dụng biện pháp quản lý cây khoai một cách tổng hợp nhằm giảm sự phá hoại của các loài dịch bệnh, góp phần tăng thu nhập cho các hộ trồng khoai lang đồng thời bảo vệ được môi trường là rất cần thiết.
Đọc thêm »
Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh đậu phộng, lạc - KS. Nguyễn Mạnh Chinh - TS. Nguyễn Đăng Nghĩa
Tiếp nối thành công các tập sách trong bộ sách Bác sĩ cây trồng, các tác giả KS. Nguyễn Mạnh Chinh, và TS. Nguyễn Đăng Nghĩa tiếp tục cho ra lò tập sách "Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh đậu phộng, mè".
Tập sách cũng được viết theo phong cách quen thuộc, mỗi cây đều trình bày các phần chính sau:
- Đặc tính thực vật
- Giống và nhân giống
- Trồng và chăm sóc
- Phòng trừ sâu bệnh.
Đọc thêm »
Tập sách cũng được viết theo phong cách quen thuộc, mỗi cây đều trình bày các phần chính sau:
- Đặc tính thực vật
- Giống và nhân giống
- Trồng và chăm sóc
- Phòng trừ sâu bệnh.
Đọc thêm »
Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh nhãn, chôm chôm, mãng cầu - KS. Nguyễn Mạnh Chinh - TS. Nguyễn Đăng Nghĩa
Tiếp nối thành công các tập sách trong bộ sách Bác sĩ cây trồng, các tác giả KS. Nguyễn Mạnh Chinh, và TS. Nguyễn Đăng Nghĩa tiếp tục cho ra lò tập sách "Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Nhãn, chôm chôm, mãng cầu".
Tập sách cũng được viết theo phong cách quen thuộc, mỗi cây đều trình bày các phần chính sau:
- Đặc tính thực vật
- Giống và nhân giống
- Trồng và chăm sóc
- Phòng trừ sâu bệnh.
Đọc thêm »
Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây dưa hấu - KS. Nguyễn Mạnh Chinh, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa
Tiếp nối thành công các tập sách trong bộ sách Bác sĩ cây trồng, các tác giả KS. Nguyễn Mạnh Chinh, và TS. Nguyễn Đăng Nghĩa tiếp tục cho ra lò tập sách "Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây dưa hấu".
Tập sách cũng được viết theo phong cách quen thuộc, mỗi cây đều trình bày các phần chính sau:
- Đặc tính thực vật
- Giống và nhân giống
- Trồng và chăm sóc
- Phòng trừ sâu bệnh.
Đọc thêm »
Tập sách cũng được viết theo phong cách quen thuộc, mỗi cây đều trình bày các phần chính sau:
- Đặc tính thực vật
- Giống và nhân giống
- Trồng và chăm sóc
- Phòng trừ sâu bệnh.
Đọc thêm »
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc - Chu Thị Thơm - Phan Thị Lài - Nguyễn Văn Tó - TSKN
Lạc là cây trồng ngắn này có giá trị kinh tế cao, trước hết được dùng làm thực phẩm cho người. Hạt lạc chứa trung bình 50% chất lipit (dầu) 22 - 25% protein, một số vitamin và chất khoáng. Dầu lạc là một loại lipit dễ tiêu, làm dầu ăn tốt nếu được lọc cẩn thận. Protein của lạc có chứa nhiều axit amin quý, lạc là thức ăn bổ sung cho ngũ cốc.
Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Táo, Ổi, Mận - KS. Nguyễn Mạnh Chinh, GS.TS Mai Văn Quyền, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa
Tiếp nối thành công các tập sách trong bộ sách Bác sĩ cây trồng, các tác giả KS. Nguyễn Mạnh Chinh, GS.TS Mai Văn Quyền và TS. Nguyễn Đăng Nghĩa tiếp tục cho ra lò tập sách "Trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Táo, ổi mận".
Tập sách cũng được viết theo phong cách quen thuộc, mỗi cây đều trình bày các phần chính sau:
- Đặc tính thực vật
- Giống và nhân giống
- Trồng và chăm sóc
- Phòng trừ sâu bệnh.
Đọc thêm »
Cây nho - GS. Vũ Công Hậu
Theo wiki, cây nho (Vitis vinifera ) thuộc họ nho (Ampelidaeae) gốc ở các miền ôn đới khô Âu Á (Acmêni - Iran). Cũng có các giống nho khác gốc ở châu Mỹ nhưng chưa trồng với quy mô sản xuất ở Việt Nam. Theo B.Aubert nho là một trong những cây lâu năm có tính thích ứng cao nhất. Các chuyên gia Philippines năm 1975 đã viết "Nghề trồng nho không còn là một độc quyền của các nước ôn đới nữa".
Đọc thêm »
Cây lạc và biện pháp thâm canh, nâng cao hiệu quả toàn diện - GS. Đường Hồng Dật
Lạc là loại cây trồng nặng tình, nặng nghĩa đối với nhân dân ta. Trong bữa ăn của người dân chỉ cần có cơm dẻo với một ít hạt lạc rang với muối là đủ no và bảo đảm sức khoẻ để lao động. Lạc là món ăn chay của nhà tu hành, là chiếc kẹo cho con nhỏ, là thức nhắm rượu của các cụ già.
Cây lạc được nhân dân gieo trồng từ lâu. Hiện nay cây lạc có mặt từ Bắc chí Nam tỉnh nào cũng có. Lạc có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, từ những chân đất xám bạc màu vùng trung du, đất đen miền núi đến đất cát ven biển, đất màu mỡ vùng đồng bằng, đất bãi ven sông... đâu đâu cũng có thể trồng được lạc.
Đọc thêm »
Cách trồng cải bắp - tài liệu hướng dẫn cho nông dân miền núi
Cuốn tài liệu ngắn gọn "Cách trồng cải bắp" là một cuốn cẩm nang, với cách viết đơn giản, ngôn từ gần gũi với nhà nông, các tác giả đã trình bày cách trồng cải bắp cho nông dân miền núi tham khảo, học tập và làm theo. Phần trình bày chi tiết, rõ ràng từng mục, có hình ảnh kèm theo để minh hoạ các thao tác, cách làm với hy vọng nông dân miền núi tiếp thu nhanh và nắm bắt được thông tin.
Tài liệu trình bày các phần sau:
Đọc thêm »
Tài liệu trình bày các phần sau:
Đọc thêm »
Hạt điều - sản xuất và chế biến - KS. Phạm Đình Thanh
Cây điều đã du nhập vào nước ta từ thế kỷ 18, nhưng chỉ trong 15 năm gần đây, cây điều mới thực sự được quan tâm. Đặc biệt từ sau quyết định 120 - 1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển điều đến năm 2010, ngành điều Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh.
Đến nay, tổng diện tích cây điều trên 350.000 ha, năng suất đạt bình quân 7 - 10 tạ/ha. Có 72 nhà máy chế biến hạt điều. Năm 2020, sản lượng nhân điều: 63.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 214 triệu USD, đứng hai trên thế giới sau Ấn Độ.
Một yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công trên là sự kết hợp chặt chẽ giữa các địa phương, doanh nghiệp với Viện nghiên cứu, trường Đại học và các nhà khoa học trong đầu tư khoa học - công nghệ, đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất canh tác và sản xuất chế biến.
Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014
Những cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam - Mai Văn Quyền - Lê Thị Việt Nhi - Ngô Quang Vinh - Nguyễn Thị Hoà - Nguyễn Tuấn Kiệt
Cây cỏ ở Việt Nam là nguồn tài nguyên vô giá: lúa, ngô, khoai, sắn là nguồn lương thực nuôi sống hàng chục triệu người dân từ thế hệ này sang thế hệ khác. Không những vậy, gần đây hàng năm có khoảng trên 2 triệu tấn gạo đã được xuất đi để đổi lấy ngoại tệ làm giàu cho đất nước.
Hàng ngàn loài cây cỏ khác được dùng làm rau ăn, một loại sản phẩm không thể thiếu của mọi gia đình. Trong đó có hàng trăm loại rau được coi là những cây gia vị. Gia vị có thể được hiểu nôm na là món ăn thêm vào trong khẩu phần ăn nhưng có mùi vị đặc biệt có thể giúp ta ăn ngon miện hơn, thoải mái hơn, thậm chí những lúc cơ thể thấy mệt, biếng ăn, nhưng có gia vị ta có thể ăn thêm được nhiều thức ăn hơn.
Cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế cao - Trần Quyển
Ở những vùng đất đai bạc màu, người ta nhận thấy rằng có những cây trồng ngắn ngày rất thích hợp như đậu đỗ, lạc, đậu tương, vải thiều.. có hiệu quả kinh tế cao. Chẳng những nó cung cấp nguyên liệu cho công công nghiệp, là hàng xuất khẩu có giá trị cao mà còn có tác dụng bồi dưỡng và nâng cao độ phì của đất đai, làm cho các cây trồng khác cũng tăng năng suất.
Ở tỉnh Bắc Giang, đã trồng thành công một số giống cây ngắn ngày này. Vùng Tân Yên trồng thành công giống lạc, diện tích hiện có (theo số liệu năm 2000) là 1400 ha, năng suất bình quân đạt 12 tạ/ha, đặc biệt một số nơi còn thâm canh cho năng suất đạt 20-25 tạ/ha như Cao Thượng, Cao Xá... Một số giống lạc tiêu biểu là lạc Sư Tuyên, lạc đỏ Bắc Giang, lạc Trạm Xuyên...
Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014
Cây khế - Cao Quốc Chánh - PGS.TS Nguyễn Văn Hoan
"Ta ăn một quả ta trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng". Cây khế gắn liền với dân tộc Việt Nam, đi vào cuộc sống như sự tồn tại tự nhiên của nó.
Trên thế giới, cây khế được nghiên cứu khá kỹ và được trồng như một loài cây ăn quả có giá trị. Các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu cây khế như Malaysia, Mỹ, Brasil, Nam Phi... đã phát triển nghề trồng khế rất thành công và thương mại hoá các sản phẩm khế. Nhu cầu nhập khẩu quả khế ngày càng tăng đặc biệt là các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Thành tựu chọn tạo giống khế trên thế giới cũng rất đáng kể, nhiều giống khế ngon, chất lượng cao đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.
Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014
Kỹ thuật trồng và ghép sứ Thái Lan đời mới - Huỳnh Văn Thới (Bảy Thới)
Tôi được hân hành quen biết và làm bạn kiểng với anh Huỳnh Văn Thới lúc anh làm Chủ tịch Hội Sinh Vật Cảnh Tân Bình với tên thường gọi là Bảy Thới. Tôi vốn là độc giả của cách sách, báo hoa cảnh nên biết anh là tác giả của nhiều đầu sách, bài viết về thú chơi hoa cảnh, nhất là hoa mai. Khi cuốn sách "Kỹ thuật trồng và ghép mai" xuất bản lần đầu tiên được độc giả đón nhận nồng nhiệt, tôi đã tìm đến nhà anh và từ đó tôi càng cảm phục hơn về sự giản dị, chân thành, tâm hồn trong sáng... nhất là ở anh có cái Tâm của một nhà giáo yêu hoa cảnh.
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thuỷ canh và khí canh trong sản xuất cây rau cải xanh, xà lách ở Hải Phòng - LVTS
VRS giới thiệu đến bạn đọc đề tài: "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thuỷ canh và khí canh trong sản xuất cây rau cải xanh, xà lách ở Hải Phòng".
Mục đích của tài liệu này là:
- Đánh giá được ảnh hưởng của kỹ thuật thuỷ canh, khí canh đến tỷ lệ nẩy mầm, khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của cây cải xanh, xà lách.
- Xác định được hệ thống thuỷ canh tối ưu cho quá trình sinh trưởng phát triển và năng suất của cây cải xanh, xà lách.
- Xác định được chế độ thời gian phun giãn đoạn dung dịch tạo màn sương dinh dưỡng thích hợp nhất cho cây cải xanh, xà lách sinh trưởng phát triển.
- Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của kỹ thuật thuỷ canh, khí canh đến độ an toàn của rau cải xanh, xà lách.
- Sơ bộ tính giá thành sản phẩm rau cải xanh, xà lách thuỷ canh, khí canh.
Đọc thêm »
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật thuỷ canh NFT trong sản xuất rau xà lách an toàn trên địa bàn Hà Nội - LVTS
Rau xanh là loại thực phẩm cần thiết và không thể thiếu của mỗi con người, nó chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế các bệnh về tim mạch, bệnh béo phì, tiểu đường,... Một số loại rau được xem như loại thực phẩm chức năng, được sử dụng như dược liệu quý giúp tăng cường sức khoẻ và ngăn ngừa bệnh tật.
Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014
Biện pháp sử dụng nông dược an toàn và hiệu quả - TS. Nguyễn Xuân Thành
Trong những năm gần đây ngành Nông nghiệp của nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ một nước còn thiếu thốn lương thực, thực phẩm nay đã vươn lên đứng trong hàng ngũ những nước hội viên xuất khẩu: gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su... Trong đó đáng kể là xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 3 trên thế giới.
Đọc thêm »
Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014
Cây đậu xanh - Kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm - Phạm Xuân Thiều
Cây đậu xanh được trồng phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Hạt đậu xanh có nhiều chất bổ dưỡng và dễ sử dụng. Trong các đám cỗ bàn ở nông thôn không thể thiếu sản phẩm của cây đậu xanh như xôi đậu xanh, chè đậu xanh, giá đậu xanh, bánh đậu xanh...
Cây đậu xanh không những cho sản phẩm quý, có trị kinh tế cao mà còn có tác dụng cải tạo và bồi dưỡng đất.
Đọc thêm »
Nghiên cứu sử dụng chế phẩm EM trong hệ thống tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng - T.S Nguyễn Văn Tuất
Trong nông nghiệp, chế phẩm sinh học EM làm tăng cường khả năng sinh trưởng, phát triển của cây và hạn chế được một số loại cây bệnh hại.
Để làm rõ thêm những vấn đề trên trong điều kiện nông nghiệp Việt Nam, Viện bảo vệ thực vật thực hiện nội dung: "Nghiên cứu sử dụng chế phẩm EM trong hệ thống tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng" nhằm góp phần giải quyết một trong những nhiệm vụ quan trọng của mình là tăng cường hiệu quả của biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh, dịch hại theo hướng chú trọng sử dụng các tác nhân sinh học, giảm thiểu sử dụng thuốc hoá học tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khoẻ cộng đồng và vệ sinh môi trường.
Đọc thêm »
Bảo quản rau quả tươi và bán chế phẩm - Hà Văn Thuyết & Trần Quang Bình
"... Không chỉ người Việt Nam ưa thích rau quả Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới đã và đang sẵn sàng trở thành bạn hàng lớn của chúng ta. Tiếc thay chúng ta mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của người tiêu dùng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến nay sản lượng rau quả Việt Nam mới đạt gần 10 triệu tấn, thu hoạch từ những diện tích manh mún, nhỏ lẻ; tỷ lệ hư hao sau thu hoạch trên 20%; mới chế biến được khoảng 6%, xuất khẩu 1,3% tổng sản lượng hàng năm. Những con số trên nói lên sự hạn chế không những trong sản xuất nông nghiệp mà cả trong công nghệ bảo quản, chế biến rau quả...
Đọc thêm »
Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014
Chế biến nước rau quả tăng cường sức khoẻ - Ánh Ngọc
Trong đời sống bận rộn tất bật, chúng ta thường ăn uống qua loa cho đầy bụng, vì vậy trong 3 bữa ăn mỗi ngày rất khó đầy đủ chất dinh dưỡng. Thực ra ngoài cách ăn uống không còn cách nào khác có thể làm bình quân các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Vì lý do đó, cuốn sách này mách cho bạn những phương thức đơn giản để bổ sung sự hấp thu rau quả đã bị thiếu hụt trong các bữa ăn.
Lúc chế biến thức uống bằng rau quả cần phải nắm vững 6 bí quyết sau đây thì mới có thể cung cấp cho bạn và gia đình một thức uống ngon miệng, đầy đủ các chất bổ dưỡng
1. Phải chọn rau quả tươi mới
2. Phải rửa thật sạch và để cho ráo nước.
3. Sau khi ướp lạnh mùi vị sẽ ngon hơn
4. Nên thay đổi thường xuyên nhiều loại rau quả.
5. Thức uống bằng nước rau quả nên dùng ngay
6. Mỗi lần chế biến thức uống bằng nước rau quả không nên chế biến quá nhiều.
Đọc thêm »
Cây vừng - GS.TS Nguyễn Vy
Vừng (mè) là một loại thực phẩm truyền thống của dân tộc ta. "Muối vừng" xưa kia là món ăn phổ biến trong bữa cơm của các gia đình nông thôn và thị dân nghèo. Ngày nay đã được mở rộng phạm vi sử dụng. Ngoài ý nghĩa là một món ăn, hạt vừng còn có tác dụng chữa bệnh, nhất là với người cao tuổi. Dầu vừng là loại dầu thực vật cao cấp được dùng thay mỡ động vật, giúp ta tránh được nhiều bệnh tim mạch và tiêu hoá. Xu hướng nói trên không chỉ có ở nước ta mà còn ở các nước khác trên thế giới, nhất là các nước phát triển. Điều đó khẳng định, vừng có nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước và xuất khẩu. Vấn đề còn lại là tổ chức sản xuất để đáp ứng nhu cầu...
Đọc thêm »
Vườn nhà - Huỳnh Thị Dung - Nguyễn Vũ
Hiện nay trên thị trường sách có rất nhiều tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại hoa, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích nâng cao sản lượng, chất lượng, cải thiện đời sống kinh tế cho các gia đình trên mảnh vườn rộng, các trang trại... Còn phần lớn các gia đình ở thành phố, các đô thị, các khu tập thể, nhà cao tầng, sau ngày làm việc căng thẳng rất cần được được hít thở bầu không khí trong lành của thiên nhiên ở nhà mình thì thật là lúng túng.
Đọc thêm »
Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014
Kỹ thuật trồng một số cây màu, thực phẩm, công nghiệp - KS. Hà Thị Hiến
Trong nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta thì lúa là cây lương thực chủ yếu. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đã đưa nền sản xuất nông nghiệp nước ta từ một nước thiếu đói phải nhập khẩu lương thực này đã đủ ăn và dư thừa để xuất khẩu gậu đứng thứ 3 trên thế giới. Bên cạnh việc sản xuất cây lúa thì các cây hoa màu cũng luôn luôn được nghiên cứu để tăng sản lượng, tăng chủng loại. Với các năm mất mùa lúa do bão lũ, hạn hán hay sâu bệnh hoành hành, sản lượng lúa giảm thì cây hoa màu sẽ làm giảm khó khăn, bù đắp vào sự thiệt hại đó.
Những năm gần đây, phong trào làm cây vụ đông đã trở thành tập quá của người nông dân. Nhiều giống mới cho năng suất chất lượng cao, thời gian canh tác ngắn, kết hợp với sự chỉ đạo sản xuất đúng thời vụ, đầu tư chăm sóc tốt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Về mặt xã hội nó tận dụng được thời gian nhàn rỗi của nông dân sau thu hoạch lúa mùa, giúp người nông dân tăng thu nhập ngay trên mảnh đất của mình.
Đọc thêm »
Phát triển kinh tế hộ gia đình - Bích Hường
Kinh tế gia đình là một trong những thành phần kinh tế không thể thiếu trong công cuộc xây dựng đất nước. Bước sang thế kỷ XXI, phát triển kinh tế gia đình vẫn nằm trong định hướng có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với công tác khuyến nông, việc tăng cường những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường... cũng đã được chú trọng. Có thể nói, đất nước ta đang trên đà phát triển, một phần nhờ vào sự cố gắng của mỗi gia đình. Tuy nhiên, sự phát triển và tiến bộ ấy chưa thật đồng đều, toàn diện. Hiện còn không ít những hộ gia đình thừa nhân lực, thiếu việc làm; hoặc có cơ sở vật chất mà chưa biết tận dụng...
Đọc thêm »
Kỹ thuật tồng trọt và phòng trừ sâu bệnh cho một số cây ăn quả vùng núi phía Bắc
Cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, do mang lại thu nhập cao, giúp người dân vùng núi xoá đói giảm nghèo và tiến tới làm giầu. Trong thời gian gần đây nổi lên nhiều điển hình sản xuất cây ăn quả thành công ở miền núi phía Bắc. Đó là vùng vải Lục Ngạn và Chí Linh, vùng nhãn Sông Mã, vùng cam quýt Bắc Quang và Hàm Yên, vùng mận Mộc Châu và Bắc Hà, vùng đào Sapa...
Đọc thêm »
Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp - TS. Mai Thị Phương Anh
Mấy năm gần đây, cùng với việc mức sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, thị trường rau xanh ngày càng phong phú, người ta đòi hỏi chất lượng rau xanh ngày càng cao không chỉ ở các nhà hàng, các bữa tiệc mà ngay cả trong bữa ăn của các gia đình "rau cao cấp" đã xuất hiện và trong nhiều trường hợp đã được dùng phổ biến.
Đọc thêm »
Nghệ thuật bonsai, cây cảnh - Hải Phong
VRS trân trọng giới thiệu cuốn sách "Nghệ thuật bon sai cây cảnh" của tác giả Hải Phong. Đây là cuốn sách chuyên giới thiệu về tạo hình bonsai, cây cảnh và quan niệm thẩm mỹ. Nội dung chủ yếu của nó là thuật rõ việc tạo hình bonsai từ cục bộ tới tổng thể và các trường phái phong cách của nó: giới thiệu việc thiết kế cấu tứ và kỹ thuật chế tác trong tạo hình bonsai. Nội dung phong phú, hình hoạ đa dạng, góp cả tính tri thức, thú vị và tính thực dụng vào làm một. Phù hợp cho cả những người làm bonsai chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư, những người yêu thích bonsai đọc tham khảo.
Đọc thêm »
Đọc thêm »
Trồng hoa Lan - KS. Nguyễn Công Nghiệp
Cuốn sách "Trồng hoa Lan" của tác giả: K.S Nguyễn Công Nghiệp trình bày các nội dung cơ bản sau:
1. Những thuận lợi cơ bản cho việc trồng lan ở Việt Nam
2. Hiệu quả kinh tế của hoa Lan đối với nền kinh tế quốc dân, xu hướng phát triển ngành trồng lan ở Việt Nam
3. Hình thái giải phẫu
4. Các tiêu chuẩn để định giá trị một loàilan
5. Lan rừng nam Việt Nam
6. Các điều kiện cơ bản để trồng lan
7. Cách trồng một số loài lan hiện có ở thành phố Hồ Chí Minh
8. Dinh dưỡng và phân bón
9. Sâu bệnh
10. Sự ra hoa của lan
11. Sự lai
12. Các cách nhân giống
Đọc thêm »
1. Những thuận lợi cơ bản cho việc trồng lan ở Việt Nam
2. Hiệu quả kinh tế của hoa Lan đối với nền kinh tế quốc dân, xu hướng phát triển ngành trồng lan ở Việt Nam
3. Hình thái giải phẫu
4. Các tiêu chuẩn để định giá trị một loàilan
5. Lan rừng nam Việt Nam
6. Các điều kiện cơ bản để trồng lan
7. Cách trồng một số loài lan hiện có ở thành phố Hồ Chí Minh
8. Dinh dưỡng và phân bón
9. Sâu bệnh
10. Sự ra hoa của lan
11. Sự lai
12. Các cách nhân giống
Đọc thêm »
Cây hồng - Kỹ thuật trồng và chăm sóc - PGS.TS Phạm Văn Côn
Quả hồng - một loại quả quý dân ta rất ưa dùng bởi vị ngọt mát, đậm đà rất hợp cho người già và trẻ nhỏ.
Ngoài các chất bổ dưỡng trong quả, các bộ phận khác của cây hồng có mặt trong nhiều bài thuốc của Y học Phương Đồng: "Thị đế" - tai hồng, "Thị tất" - nước ép quả hồng, "Thị sương" - đường tiết ra từ quả hồng khi làm mứt.
Quả ngon, mã lại đẹp nên hồng thường được sử dụng nhiều trong các ngày lễ long trọng của dân tộc.
Đọc thêm »
Kỹ thuật trồng cây Mít - GS. Vũ Công Hậu
- Theo wiki, Mít (danh pháp khoa học: Artocarpus heterophyllus) là loài thực vật ăn quả, mọc phổ biến ở Đông Nam Á và Brasil. Nó là cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), và được cho là có nguồn gốc ở Ấn Độ và Bangladesh. Quả mít là loại quả quốc gia của Bangladesh.
- Cây mít thuộc loại cây gỗ nhỡ cao từ 8 đến 15 m. Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được lớn nhất có giá trị thương mại, hình bầu dục kích thước (30-60) cm x (20-30) cm. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào giữa và cuối mùa hè (tháng 7-8). Nó là một loại quả ngọt, có thể mua được ở Mỹ và châu Âu trong các cửa hàng bán các sản phẩm ngoại quốc. Sản phẩm được bán trong dạng đóng hộp với xi rô đường hay có thể mua ở dạng quả tươi ở các chợ châu Á. Các lát mỏng và ngọt cũng được sản xuất từ nó. Mít cũng được sử dụng trong ẩm thực của khu vực Đông Nam Á, trong các món ăn của người Việt Nam và Indonesia.
Đọc thêm »
Cây đậu tương - Kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm - Phạm Văn Thiều
Cây đậu tương - một cây thực phẩm vừa dễ trồng lại vừa có hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm của cây đậu tương được sử dụng hết sức đa dạng như sử dụng trực tiếp bằng hạt thô hoặc qua chế biến ép thành dầu, làm bánh kẹo, đậu phụ, sữa, nước giải khát, nước chấm... đáp ứng nhu cầu tăng thêm chất đạm trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhân dân và tham gia xuất khẩu; không những thế cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất tăng năng suất cây trồng khác....
Đọc thêm »
Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014
Kỹ thuật trồng và kinh doanh sứ Thái - Hoàng Đức Khương
- Theo wiki, Sứ sa mạc hay sứ Thái Lan (danh pháp hai phần: Adenium obesum) là loài thực vật thuộc chi Adenium của họ La bố ma(Apocynaceae). Chúng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của miền đông và miền nam châu Phi cũng như bán đảo Ả Rập.
- Đây là một loại cây bụi thân mọng, thường xanh, cao tới 1–3 m, phần gốc cây phình to. Lá mọc thành vòng xoắn, chụm lại thành cụm ở phía trên của ngọn cây, các lá đơn mép nhẵn, cấu trúc bóng như da, dài 5–15 cm và rộng 1–8 cm. Các hoa hình ống, dài 2–5 cm, với đường kính ngoài của phần trên khoảng 4–6 cm, có 5 cánh, tương tự như ở các chi có quan hệ họ hàng gần như chi Sứ trắng (Plumeria - Chi Đại) và chi Trúc đào (Nerium). Hoa màu đỏ hay hồng, thường là có các mảng màu trắng ở phía trên ống hoa.
Đọc thêm »
Kinh nghiệm trồng bưởi Đoan Hùng
(Khuyến nông) KINH NGHIỆM TRỒNG BƯỞI ĐOAN HÙNG
Bưởi Đoan Hùng |
1. Giới thiệu:
Bưởi Đoan Hùng là loại quả đặc sản có nguồn gốc ở vùng Đoan Hùng –Phú Thọ. Quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Trồng một sào 360m2 khoảng 50-60cây bưởi cho thu nhập 10-12 triệu đồng.
Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014
Cây thuốc - Cây xoài
- Cây xoàicó tên khoa học là mangiferaindicaL.(Anacardiaceae). Cả thế giới gọi là "Vua của loài quả".
- Theo y học cổ truyền, xoài có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, được dùng đểchữa ho ra máu, chảy máu đường ruột, đau răng, rong kinh, trừ giun sán. Tất cả các loại xoài ở Việt Nam đều có thể dùng làm thuốc.
Đọc thêm »
Cây thuốc - Cây lựu
- Lựu là loại trái cây phổbiến ở đất nước ta. Lựu được trồng và bán nhiều vào mùa hè. Quả lựu được nhiều người ưa thích vì hương vị đặc trưng như nhiều nước, thanh chua…
- Cây lựu còn có tên gọi khác là bạch lựu, nhược lựu, thạch lựu hay thừu lựu. Đông y dùng cả vỏ thân, cành, quả và rễ tươi hay phơi khô của cây lựu để làm thuốc.
- Quả lựu giàu dinh dưỡng, lượng đường rất cao. Vỏ lựu chứa kiềm, cồn ngũ cốc, cồn glyxerin đắng chát có thể sát trùng, trị giun sán, chứng tiểu đục do tiểu đường, chứng kết sỏi ở thận.
- Quả lựu chứa nhiều thành phần Natri, vitamin B2, sinh tốB, niaxin, vitamin C, canxi và photpho. Nước quả lựu cũng có tác dụng khử trùng. Không chỉ là một loại trái cây có giá trị giải khát cao, lựu còn được các nhà khoa học biết tới như một loại quả thiên nhiên có nhiều tác dụng trong y học.
Đọc thêm »
Cây thuốc quý - Cây chanh
- Chanh là một loại quả rất phổ biến, có nhiều loại: chanh giấy, chanh tứ thời, chanh núm, chanh miền Nam, chanh đào...
- Dịch quả chanh pha với nước đường là thức uống giải khát rất thông dụng. Những lát chanh mỏng dùng đắp làm da dẻphụ nữ thêm mịn màng, tươi tắn.
- Về mặt y học, hầu hết các bộ phận của quả chanh đều là những vị thuốc tốt trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.
Đọc thêm »
Cây thuốc - Cây trầu, cây cau
- Ngay từ thời các Vua Hùng, nhân dân ta đã có tục "nhai trầu", vì sau khi nhai người ta lại nhả cả nước và bã đi. Trầu như là một phương tiện của những cuộc giao tiếp "miếng trầu là đầu câu chuyện".
- "Miếng trầu", bao gồm tới 4 dược liệu khác nhau: Lá trầu không, có mùi thơm, cay đặc biệt của tinh dầu. Thứ hai là cau hay còn gọi là binh lang hay tân lang. Trong quả cau có chứa nhiều thành phần khác nhau, như tanin, các chất béo, các chất đường... Kế đến là một miếng "vỏ", là vỏ rễ còn tươi, có màu hồng đỏ của cây chay. Trong vỏ chủ yếu là thành phần tanin. Sau cùng là một chút vôi tôi là một chất kiềm. Quả cau và miếng trầu không đã được sử dụng và trở thành vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Bởi nó là vị thuốc chữa bệnh rất hay, từ thời xưa đã là ‘Nam dược trị bệnh Nam nhân’.
Đọc thêm »
Cây thuốc quý - Cây mùi tàu (ngò gai)
- Mùi tàu hay mùi gai, ngò gai hoặc ngò tây (phương ngữ miền Nam), tên khoa học là Eryngium foetidum, thuộc họ Hoa tán. Cây này có nguồn gốc ở châu Mỹ.
- Ngò gai là cây cỏ thấp, có thân đơn độc, chia cành ở ngọn, hoa quả mọc ở cành. Lá mọc ở gốc, xoè ra hình hoa thị. Lá hình mác thuôn dài, bìa có răng cưa nhỏ. Hoa tự, hình đầu, hình bầu dục, hoặc hình trụ. Khi trưởng thành, hạt rụng và phát tán.
Cây thuốc - Cây măng cụt
- Măng cụt (danh pháp khoa học: Garcinia mangostana), là một loài cây thuộc họ Bứa (Clusiaceae). Nó cũng là loại cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á.
- Cây cao từ 7 đến 25 m. Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt có mùi thơm thu hút.
- Măng cụt là một loại cây to, có thể cao tới 20-25 m. Lá dày, dai, màu lục sẫm, hình thuôn dài. Hoa đực cụm 3-9 hoa có lá bắc. Hoa lưỡng tính có cuống có đốt.
Đọc thêm »
Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014
Cây thuốc quý - Cây ké hoa đào
- Ké hoa đào Urena lobata L. họ Bông Malvaceae.
- Ké hoa đào (hay ké hoa đỏ) còn gọi là phan thiên hoa, tiêu phan thiên hoa, nha khac mòn, bái lương, bái cúc, vái, địa đào hoa, niêm du tử, thổ đỗ trọng, hồng hài nhi, dã mai hoa, dã miên hoa, dã đào hoa.. Tên khoa học Urena lobata Thuộc họ Bông Malvaceae.
- Mô tả: cây Ké hoa đào là một cây nhỡ cao chừng 1m, có cành mang mang nhiều lông mịn hình sao. Lá gần tròn, đường kính 4-6cm, có khi tới 9cm, gân lá hình chân vịt, mép răng cưa và chia thùy, đầu lá nhọn, phía cuối bằng hay hơi bằng, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro nhạt có nhiều lông, dài hình sao. Hoa có cánh màu hồng, mọc đơn độc hay thành đôi ở kẽ lá, đường kính chừng 1.7cm. Quả hình cầu dẹt, có lông, trên có những gai hình móc, đường kính 7-8mm, hạt có vân dọc và có lông gợn ngắn. Mùa hoa suốt hạ và thu. Cây này thường mọc hoang dã ở nhiều nơi, được dùng rễ và toàn cây làm thuốc.
- Ké hoa đào (hay ké hoa đỏ) còn gọi là phan thiên hoa, tiêu phan thiên hoa, nha khac mòn, bái lương, bái cúc, vái, địa đào hoa, niêm du tử, thổ đỗ trọng, hồng hài nhi, dã mai hoa, dã miên hoa, dã đào hoa.. Tên khoa học Urena lobata Thuộc họ Bông Malvaceae.
- Mô tả: cây Ké hoa đào là một cây nhỡ cao chừng 1m, có cành mang mang nhiều lông mịn hình sao. Lá gần tròn, đường kính 4-6cm, có khi tới 9cm, gân lá hình chân vịt, mép răng cưa và chia thùy, đầu lá nhọn, phía cuối bằng hay hơi bằng, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro nhạt có nhiều lông, dài hình sao. Hoa có cánh màu hồng, mọc đơn độc hay thành đôi ở kẽ lá, đường kính chừng 1.7cm. Quả hình cầu dẹt, có lông, trên có những gai hình móc, đường kính 7-8mm, hạt có vân dọc và có lông gợn ngắn. Mùa hoa suốt hạ và thu. Cây này thường mọc hoang dã ở nhiều nơi, được dùng rễ và toàn cây làm thuốc.
Cây thuốc quý - Cây hoa cúc
Cúc (Chrysanthemun sp.) là một trong những loại cây trồng làm cảnh lâu đời và quan trọng trên thế giới, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh rằng từ đời Khổng Tử người ta đã làm lễ thắng lợi hoa vàng (hoa Cúc) và cây hoa cúc cũng đã đi vào các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc từ đó. Ở Nhật Bản, cúc là một loài hoa quí (quốc hoa) thường được dùng trong các buổi lễ quan trọng.
Đọc thêm »
Cây thuốc quý - Chanh dây
Đặc điểm:
- Tên tiếng Việt: Chanh dây ( lạc tiên) – TNNo.1
- Tên khoa học: Passiflora edulis Sims, Passifloraceae, Violales, Passiflora.
- Tên tiếng anh: TN No.1 Passion fruit seed plant
- Nguồn gốc: Đài Loan Mô tả về cây giống: TN No.1:
Dây đa niên, nửa gỗ, dài đến 15 m. Thân tròn cạnh, xanh, mang tua dài và lá ở mỗi đốt. Lá mọc xen, mang lá kèm ở mỗi đốt. Cuống lá dài 2-5 cm, mang phiến lá có 3 thùy dài, kích thước lá 10-15 x 12-25 cm, bìa phiến có răng cưa nhỏ, tròn đầu.
Hoa đơn độc, mọc từ nách lá, đẹp, thơm, đường kính 7,5-10 cm với cuống dài 2-5 cm. 5 cánh hoa + 5 đài hoa trắng mọc xen nhau, bên trên là 2 lớp tràng (corona) với các sợi trắng (dài 2-3 cm), ửng tím ở gốc rất đẹp. Mỗi hoa mang 5 nhị đực với 5 chỉ dính nhau thành ống ở đáy và tách rời ở phần mang bao phấn.
Đọc thêm »
Cây thuốc quý - Cây tỏi
- Tỏi có tên khoa học là Allium Sativum là cây thuộc họLiliaceace bao gồm hành lá, hành củvà tỏi tây.
- Tỏi mọc khắp nơi trên thếgiới, tỏi được sử dụng như thảo dược từ rất lâu trong lịch sử. Nhà y học Hy lạp Galen (130-200 trước công nguyên) xem tỏi như một loại thảo dược chữa bách bệnh.
Đọc thêm »
Cây thuốc quý - Cây cỏ xước và ngưu tất
1. Cây cỏ xước: Có tên khoa học là Achyranthes aspera L., Họ Rau dền – Amaranthaceae hay cây cỏ xước còn được biết đến với tên Ngưu tất nam, thành phần trong cỏ xước chủ yếu là nước protide, glucide, xơ, tro... chứa acide oleanolic. Hạt có chứa hentriacontane và saponin... Đặc điểm thực vật, phân bố của cây cỏ Xước: Cỏ Xước thân mảnh, hơi vuông, thường chỉ cao 1m. Lá mọc đối, có cuống, phiến lá hình trứng, đầu ...
Đọc thêm »
Cây thuốc quý - Cây xương cá
- Cây xương cá hay còn gọi là cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không có lá và gai. Cây có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc.
- Cây có hình thức bề ngoài giống một loại cây khác chỉ dùng để trồng kiểng đơn thuần nhưng không có tác dụng chữa bệnh. Điểm phân biệt 2 loại cây này là cây kiểng không có mủ hoặc nếu có cũng rất ít. Vì vậy nếu thấy cây có nhiều mủ trắng đục như sữa thì chính là loại cây thuốc.
Đọc thêm »
Cây thuốc quý - Cây trinh nữ hoàng cung
- Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng.
- Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.
- Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thẻ tách ra để trồng riêng dễ dàng.
Đọc thêm »
Cây thuốc - Cây trâu cổ
- Cây trâu cổ còn gọi cây xộp, vẩy ốc, bị lệ, mác pốp (tày nùng).
- Tên khoa học : Ficus pumila L. Họ dâu tằm (Moraceae).
- Trâu cổ là loại cây leo, mọc bò với rễ phụ bám trên đá, bờ tường hay cây cổ thụ. Toàn thân có nhựa mủ trắng, lá mọc so le, ở các cành có rễ bám thì lá nhỏ, không có cuống, gốc lá hình tim, nhỏ như vẩy ốc nên có tên là "cây vẩy ốc”.
Đọc thêm »
Cây thuốc quý - Cây tía tô
- Tía tô có tên La tinh là Perilla frutescens Britt. Họhoa môi (Lamiaceae). Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.
- Tía tô còn có các tên như tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím).
- Cây thảo, cao 0,5- 1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám.
Đọc thêm »
Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014
Cây thuốc - Rau cúc sữa
- Rau cúc sữa, Nhũ cúc rau, Rau diếp đắng - Sonchus oleraceus L, thuộc họ Cúc - Asteraceae.
- Mô tả: Cây thảo mọc hàng năm, có thân rỗng, thẳng, nhẵn cao 30-100cm, hay hơn. Lá mọc so le, xẻ tua, với các thuỳ có răng, thuỳ cuối cùng hình tam giác, có tai rộng, tận cùng thành mũi. Cụm hoa đầu màu vàng, dạng trứng, thành ngù hay thành tán; lá bắc nhiều, xếp nhiều dãy, lợp lên nhau hình tam giác hay hình dải. Quả bế hẹp, có mào lông rất mềm xếp thành nhiều dẫy.
Đọc thêm »
Cây thuốc quý - Rau diếp cá
- Rau diếp cá có tên khoa học là Houttuynia Cordata Thumb, trong dân gian còn có tên diếp cá, ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái. Là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng, có lông hoặc ít lông.
- Rau diếp cá dân gian vẫn gọi với những tên gọi phổ biến như diếp cá, giấp cá hay ngư tinh thảo. Từ xa xưa diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng.
Đọc thêm »
Cây thuốc quý - Cây rau nhút
- Rau nhút còn có tên rau rút. Là cây thảo nổi trên mặt nước, quanh thân có phao trắng, lá kép lông chim. Hoa họp thành đầu màu vàng. Rút là loại rau ăn rất thông dụng, mùa hè nấu canh với khoai sọ và riêu cua.
- Rau nhút có mùi thơm đặc biệt như mùi nấm hương, thân ăn giòn… Rau nhút có hàm lượng protein cao vượt xa các loại rau khác như xà lách, mồng tơi, rau muống. Rau nhút có thể nấu canh với cua, khoai sọ hoặc với tôm, thịt lợn nạc, thịt gà… Những món ăn này có tác dụng ngon miệng, mát, bổ, làm cho dễ ngủ.
- Theo Đông y, rau nhút có vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, mát gan, giải nhiệt độc, có tác dụng chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn… làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt.
Đọc thêm »
Cây thuốc quý - Cây Sâm Việt Nam
- Sâm Việt Nam, Sâm Ngọc lĩnh, Sâm khu 5 - Panax vietnamensis Ha et Grushv., thuộc họNhân sâm - Araliaceae.
- Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm, có khi tới 1m. Thân rễ nạc, đường kính 1-3,5cm, dài có thể tới 1m, có nhiều đốt, mang những vết sẹo do thân khí sinh rụng hằng năm để lại; trên thân rễ có nhiều rễ phụ, cuối thân rễ có rễ củ có dạng con quay, hình trụ, có khi có hình dạng ngoài như củ nhân sâm...
Đọc thêm »
Cây thuốc quý - Cây tam thất
- Cây tam thất có tên khoa học là: Panax pseudoginseng Wall (Panax repens Maxim), thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Cây tam thất còn có tên là: sâm tam thất, kim bất hoán, nhân sâm tam thất, điền thất.
- Tam thất trồng từ3 đến 7 năm mới thu hoạch rễcủ đểlàm thuốc. Đào rễ củ về, rửa sạch đất cát, cắt tỉa rễ con, phơi hay sấy đến gần khô, lăn xoa nhiều lần cho khô.
- Rễ củ hình trụ hoặc khối, hình thù thay đổi, dài khoảng 1,5 - 4 cm, đường kính 1 - 2 cm. Mặt ngoài củ màu vàng xám nhạt, trên mặt có những nét nhăn nhỏ theo chiều dọc. Khi chưa chế biến có lớp vỏ cứng bên ngoài, khó bẻ và khó cắt. Có thể tách riêng khỏi phần lõi. Củ có mùi thơm nhẹ đặc trưng của tam thất. Rễ củ trồng lâu năm, củ càng to, nặng giá trị càng cao...
Đọc thêm »
Cây thuốc quý - Thổ nhân sâm
- Thổ nhân sâm, Sâm thổ cao ly, Sâm đất - Talinum patens (Gaertn.) Willd. (T. paniculatum (Jacq.) Gaertn.), thuộc họ Rau sam - Portulacaceae.
- Mô tả: Cây thảo mọc đứng cao tới 0,6m, hoàn toàn nhẵn, phân nhánh nhiều ở dưới. Lá mọc so le, hình trái xoan thuôn hay hình trứng ngược, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn, dài 5-7cm, rộng 2,5-3,5cm, phiến lá dày, hơi mập, bóng cả hai mặt, mép lá hầu như lượn sóng. Hoa nhỏ, màu hồng, xếp thành chùm thưa ở ngọn thân và các nhánh, dài khoảng 30cm. Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro. Hạt rất nhỏ, dẹt, màu đen nhánh.
Đọc thêm »
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)