Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Các phương pháp nhân giống cây cảnh - hoa cây cảnh

Có mấy phương pháp nhân giống vô tính trong trồng cây cảnh?

   Có một số loài cây do hạn chế bởi một số điều kiện không thể gieo hạt được mà chỉ có nhthể áp dụng phương pháp nhân giống vô tính. Ví dụ một số loài hoa do nhị và nhụy thoái hóa không thể ra quả, một số loài cây tuy nở hoa nhưng điều kiện khu vực, hạt không thể thành thục, dùng biện pháp gieo hạt phải chờ thời gian quá lâu, không thể đạt được yêu cầu mọc nhanh; một số loài hoa quý khi gieo hạt có thể làm thoái hóa chất lượng. Lúc đó phải dùng phương pháp nhân giống vô tính để làm tăng số lượng cây hoa.

Đọc thêm »

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

[Ebooks] - Tủ thuốc gia đình vườn thuốc nhà - GS.BS Nguyễn Sĩ Quốc

  Do đặc điểm địa lý - kinh tế, vùng miền núi nước ta còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Chẳng may trong nhà có người bị mắc bệnh thì việc đưa bệnh nhân đến trạm xá hoặc Trung tâm y tế huyện, tỉnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn vất vả. Vì vậy, việc hướng dẫn để đồng bào các dân tộc miền núi tự sắm sửa, xây dựng được một tủ thuốc - vườn thuốc gia đình để khi cần có thể chứa những bệnh nhẹ chưa cần đến trạm xá hoặc bệnh viện là điều nên làm.

  Xuất phát từ mục đích đó, cuốn sách nhỏ này - "Tủ thuốc gia đình vườn thuốc nhà" nhằm giới thiệu cách xây dựng, sử dụng, bảo quản tủ thuốc gia đình cũng như cách trồng, cách chế biến, sử dụng một số cây thuốc nam thông dụng trong vườn thuốc nhà.
Đọc thêm »

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

[Ebooks] - Atlas - Tập 1 - Côn trùng gây hại và thiên địch của chúng trên cây thực phẩm - TS. Nguyên Xuân Thành

  ... Mục đích của chúng tôi, mong muốn đóng góp những hiểu biết của mình về các loài sâu hại cây thực phẩm và thiên địch của chúng giúp cho nhiều đối tượng từ sinh viên đến các bạn đồng nghiệp, các nhà quản lý, các cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân có thêm những thông tin cơ bản nhất về các vấn đề: Hệ thống phân loại, cây chủ và sự phân bố. Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái: đặc điểm sinh học, sinh thái; Thiên địch của các loài. Quy luật phát sinh gây hại của sâu cũng như của thiên địch; Vai trò và khả năng tiêu diệt sâu hại cũng như khả năng nuôi nhân thiên địch. Từ những thông tin này giúp cho việc học tập, nghiên cứu và ứng dụng các kết quả đó vào sản xuất tốt hơn. Đặc biệt thông qua các kết quả nghiên cứu và các ảnh chụp chất lượng cao, sẽ giúp cho các cán bộ kỹ thuật, cán bộ chỉ đạo sản xuất và bà con nông dân dễ dàng nhận biết và phân biệt được đâu là loài gây hại, đâu là loài loài có ích để đưa ra những quyết sách đúng và thông minh nhất có lợi cho mình.
Đọc thêm »

[Ebooks] - "Giống và kỹ thuật thâm canh cây có củ" - Mai Thạch Hoành, Nguyễn Công Vinh

  Cây có củ (Khoai lang, Khoai tây, Sắn, Khoai sọ...) là những cây truyền thống ở nước ta. Theo lịch sử, các cây có củ có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp nước nhà, nhất là đã góp phần lương thực quý giá trong những năm chiến tranh ác liệt.

  Trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp với nhiều thành tích đáng kể, nhiều loại cây trồng, giống mới có giá trị dinh dưỡng cao hơn ra đời, mà cây có củ, có những lúc thăng trầm, nếu không nói là bị "lãng quên" trong nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất.

  Ngày nay với sự phát triển của công nghiệp chế biến, các cây có củ trở thành nguồn nguyên liệu quý giá cho công nghiệp sản xuất tinh bột, thức ăn gia súc... Nghiên cứu và sản xuất các cây có củ của chúng trong nông nghiệp Việt Nam hiện tại và tương lai.

  Cuốn sách "Giống và kỹ thuật thâm canh cây có củ" được xuất bản với sự hợp tác của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Trung tâm nghiên cứu cây có củ, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự ủng hộ và hợp tác quý báu đó.
Đọc thêm »

[Ebooks] - Hỏi đáp về cây nhãn, cây vải - GS. TS Trần Thế Tục

  Nông nghiệp và nông thôn nước ta đang tích cực thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa, theo đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng cộng sản Việt Nam. Một trong những hoạt động sản xuất theo hướng trên đây là tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Đọc thêm »

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

[Ebooks] - Cẩm nang trồng rau ăn quả an toàn - Trung tâm KNHCM

  Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố công nghiệp và đông dân nhất nước, trong những năm qua thành phố tập trung phát triển vành đai xanh ở các quận ven và huyện ngoại thành như: Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Quận 12, với diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 10.000 ha với sản lượng hơn 200.000 tấn/năm, rau được tập trung sản xuất vào mùa khô nhất là rau ăn quả.

  Rau ăn quả dễ bị nhiễm một số độc chất về dư lượng thuốc BVTV, kim loại năng, nitrate, các vi trùng và ký sinh trùng. Dư lượng thuốc BVTV làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng về bệnh cấp tính và mãn tính. Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng rau lưu thông trên thị trường và các chợ còn khá hạn chế và đã xảy ra một số trường hợp ngộ độc do ăn rau quả bị ô nhiễm các yếu tố độc hại. Vì vậy, việc lựa chọn một giải pháp sản xuất rau an toàn là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu được nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

  Trước tình hình ô nhiễm thuốc BVTV trên rau ngày càng tăng, từ năm 1996 thành phố có chủ trương triển khai chương trình sản xuất rau an toàn trên địa bàn. thành phố đã và đang đạt được một số kết quả trong công tác khuyến nông, tuyên truyền, vận động hướng dẫn kỹ thuật cho người sản xuất và người tiêu dùng về rau an toàn. Trước yêu cầu thực tế đó, Trung tâm khuyến nông TP. Hồ Chí Minh biên soạn cuốn cẩm nang "Trồng rau ăn quả an toàn".

Đọc thêm »

[Ebooks] - Cẩm nang Trồng cây chùm ngây - Trung tâm KNHCM

  Như chúng ta đã biết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các đô thị nước ta hiện nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ của mỗi người. Khoa học và công nghệ đã đem nhiều lợi ích cho nhà nông, giúp họ tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; nhưng, cũng không tránh khỏi một số sản phẩm chưa đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Sản xuất và sử dụng sản phẩm nông nghiệp an toàn, sạch là một hướng đi đúng đắn mà ngành nông nghiệp luôn phải gắn đến.

  Cây chùm ngây (Moringa oleifera Lamk.) thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae); có mặt ở Việt Nam từ lâu đời (mọc hoang nhiều ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận) nhưng vài chục năm trở lại đây người ta nghiên cứu thấy nó có nhiều tác dụng đặc biệt nên tưởng là cây mới du nhập. Lá ăn được như rau, quả dùng làm bột cà ri; dầu từ hạt ăn được. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamin, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics. Ngoài ra, chùm ngây còn cung cấp một hỗn hợp pha trộn nhiều hợp chất như zeatin, quercetin, beta-sitosterol và kaempferol, rất hiếm gặp tại các loài cây khác.
Đọc thêm »